Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, trong 3 tháng cuối năm 2018, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 6,4% so với một năm trước đó. Đó là con số đã giảm từ 6,5% của quý trước và đang ở mức nhất kể từ cuộc đại khủng hoảng tài chính. Nhưng đó vẫn không phải là "thảm hoạ". Với mức tăng trưởng cả năm đạt 6,6%, thì Bắc Kinh vẫn có thể khẳng định sự thành công khi chạm được mục tiêu đưa ra là 6,5%.
Dữ liệu cho mà chính phủ đưa ra khá trùng khớp với ước tính của Bloomberg Economics, có thể đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chắc chắn thời điểm này vẫn là quá sớm để hoài nghi về những thông báo về kinh tế của Trung Quốc. Thủ tướng Li Keqiang trước đó cũng báo bỏ những nghi ngờ rằng các con số được điều chỉnh bởi yếu tố con người. Tốc độ thống kê các số liệu rất nhanh, chỉ khoảng 3 tuần để đo lường về hiệu suất của một nền kinh tế 13,5 nghìn tỷ USD, mang đến những câu hỏi về tính chính xác của những con số đó.
Hơn nữa, GDP và các số liệu khác của Trung Quốc được các nhà đầu tư xem xét lại rất "đều đặn", trong khi những số liệu này của nhiều quốc gia khác có sự biến động từ quý này sang quý khác. Tính trung bình, GDP của Trung Quốc có thay đổi 0,2 điểm phần trăm mỗi quý kể từ năm 2011, thấp hơn một nửa so với Mỹ.
GDP của các quốc gia theo mỗi năm. Có thể thấy, số liệu của Trung Quốc "trơn tru" hơn so với 2 khu vực còn lại.
Đó là lý do tại sao các nhà kinh tế đang nỗ lực tìm hiểu về điều gì đang thực sự diễn ra dựa vào một loạt phương thức đo chỉ tiêu tương đương (proxy indicators). Bloomberg Economics xem xét 3 loại phương thức đo. Đó là một công cụ theo dõi GDP hàng tháng dựa trên mức trung bình của các chỉ số hoạt động như sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ. Thứ hai là một chỉ số về điện, đo lường về cả năng lượng tiêu thụ bởi sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp, được điều chỉ theo GDP của từng ngành. Cuối cùng là chỉ số Lý Khắc Cường, dựa trên sự quan sát của ông về lượng vận tải hàng hoá đường sắt, tiêu thụ điện và vốn cho vay của ngân hàng thể hiện về sự vận hành của nền kinh tế, đưa ra thực tế đáng tin cậy về tăng trưởng hơn dữ liệu chính thức.
Kết quả của phương thức đo này không phải lúc nào cũng trùng khớp với dữ liệu GDP chính thức. Ví dụ, năm 2015, các số liệu của Bloomberg Economics và của nhiều nhà kinh tế độc lập khác cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể đã giảm 5% hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, trong quý gần nhất, các kết quả đo chính thức hoặc độc lập đều trùng khớp nhiều hoặc ít hơn.
Để hiểu hơn về những gì đang diễn ra thì tìm hiểu qua về những lần thống kê số liệu kinh tế của Trung Quốc trong lịch sử là điều cần thiết. Quay trở lại thời kỳ của Chủ tịch Mao Trạch Đông, nguồn gốc của việc dữ liệu kinh tế bị bóp méo là xung đột lợi ích của các quan chức địa phương. Những người đứng đầu tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động của kinh tế địa phương và triển vọng cho sự tiến bộ của họ phụ thuộc vào việc những con số đó có lợi như thế nào đối với Bắc Kinh.
Vào năm 1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Á gây ảnh hưởng tới các nước láng giềng của Trung Quốc, thì tác động của nó là khá rõ ràng. Dữ liệu về tất cả các lĩnh vực từ tiêu thụ năng lượng cho tới du lịch hàng không đều không ổn định. Giáo sư Thomas Rawski, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Đại học Pittsburgh, ước tính rằng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 2,2% vào năm ngoái, trong khi con số được đưa ra chính thức lại là 7,8%.
Đây là mức chênh lệch quá lớn, đến mức các nhà lãnh đạo Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tác động đến nó. Sau đó, cựu thủ tướng Chu Dung Cơ đã lên tiếng về "làn sóng bóp méo và giả mạo" trong hệ thống thống kê. Vào những năm sau đó, nhiều chính sách cải cách đã được thực hiện để xoá bỏ những tác động của tình trạng trên. Cục Thống kê Quốc gia tại Bắc Kinh đã đảm nhận vai trò rất lớn và mâu thuẫn giữa các quan chức địa phương cũng giảm mạnh.
Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP toàn cầu của Trung Quốc trong các năm.
Tuy nhiên, những cải cách cũng không thể xoá bỏ xung đột về lợi ích của họ. Các nhà lãnh đạo của quốc gia này không phải lo lắng về việc thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, họ đã đặt ra mục tiêu GDP và đối mặt với việc mình sẽ bị mất uy tí nếu không đạt được những gì đã đặt ra. Không ai có thể "nhòm ngó" vào hoạt động của Cục Thống kê Quốc gia. Thế nhưng, điều đáng chú ý là tính nhất quán, làm dấy lên những nghi ngờ rằng các con số về dữ liệu tăng trưởng kinh tế đang bị "nhào nặn" để phù hợp với mục tiêu của chính phủ.
Ngoài ra có một giả thuyết hợp lý, dù không thể kiếm chứng, về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong vài năm qua. Đó là, tình trạng giảm tốc của nền kinh tế trong năm 2015 lại căng thẳng hơn so với những gì được công bố, các chỉ tiêu tương đương chỉ ra. Điều đó cũng trùng khớp với đà lao dốc của thị trường chứng khoán và đồng NDT bất ngờ trượt giá. Với chính sách hỗ trợ tăng trưởng của chính phủ, sự phục hồi trong năm 2016 và 2017 đã khả quan hơn số liệu thống kê chính thức. Năm 2018, thời điểm diễn ra cuộc chiến thương mại với Mỹ và nỗ lực giảm nợ của Chủ tịch Tập cũng gây ảnh hưởng lớn và nền kinh tế bắt đầu giảm tốc. Năm 1998, Trung Quốc chỉ chiếm 3,3% sản lượng toàn cầu và chỉ một số chuyên gia quan tâm đến tính xác thực của dữ liệu. Còn năm 2018, con số này đã là 16%, vậy nên độ chính xác của nó là một chủ đề thu hút được rất nhiều sự chú ý, từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nỗ lực thiết lập chính sách tiền tệ cho tới những dự báo doanh thu của Apple.
Trong tương lai, có hai yếu tố sẽ tiếp diễn đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đầu tiên là, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang có quan điểm chung. Trong một bài phát biểu đầu tiên của nhiệm kỳ, ông Tập nói rằng số liệu về tăng trưởng phải là "thành thật, không có sự thêm thắt". Thứ hai, khi hệ thống tài chính Trung Quốc rộng mở hơn đối với các nhà đầu tư toàn cầu, thì dữ liệu chính xác là nền tảng cơ bản của niềm tin. Với việc can thiệp vào tính chính xác của các số liệu, thì có thể dữ liệu về GDP mới được công bố gần đây nhất sẽ là khởi đầu cho một xu hướng.