Các tỉ phú Thái Lan và những ngày ‘trắc trở’ trên thị trường Việticon

Sân chơi thâu tóm và sáp nhập (M&A) trên thương trường Việt Nam trong khoảng năm năm trở lại đây dường như là màn trình diễn của riêng của các đại gia Thái Lan với nhiều thương vụ nổi đình đám.

Sân chơi thâu tóm và sáp nhập (M&A) trên thương trường Việt Nam trong khoảng năm năm trở lại đây dường như là màn trình diễn của riêng của các đại gia Thái Lan với nhiều thương vụ nổi đình đám.

Tuy nhiên việc thu hoạch trái ngọt sau các thương vụ này thường rất ngắn ngủi và ít nhiều trong số đó đang bước vào những ngày trắc trở trên thị trường Việt.

Các tỉ phú Thái Lan và những ngày ‘trắc trở’ trên thị trường Việt
Sau những cuộc "chinh phạt" đầy tự hào là những ngày trắc trở của các tỉ phú Thái Lan tại thị trường Việt Nam. Ảnh minh họa: Reuters

Siêu thị  BigC Miền Đông (TPHCM) một trong những chi nhánh lâu đời nhất của hệ thống này ở Viêt Nam tuyên bố đóng cửa vì không thỏa thuận được giá thuê mặt bằng. Bên cạnh đó, Sabeco đang ở trong giai đoạn sụt giảm kỷ lục và đứng trước tin đồn bị nhà đầu tư lớn sang tay. Tất cả những diễn biến tiêu cực này xảy ra không lâu sau khi các nhà tỉ phú Thái Lan tiếp quản các doanh nghiệp này và thực hiện việc tái cơ cấu. Thị trường Việt Nam vốn được đánh giá là “màu mỡ” trong phương án phát triển mang tầm khu vực của họ cũng đã trở nên khắc nghiệt hơn.

Từ vung tiền tạo trục tăng trưởng mới ở Việt Nam

Bạo chi là phong cách thường thấy của các ông lớn Thái Lan trong các cuộc chơi M&A để biến thị trường Việt Nam trở thành trục tăng trưởng ngoài biên giới nước này. Chỉ trong một thời gian ngắn “dạm ngõ”, hàng tỉ đô la được các tập đoàn lớn nước này vung ra để nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp nội.

Nóng nhất vẫn là thời điểm năm 2016, khi thị trường bán lẻ Việt Nam là cuộc chơi riêng của người Thái với hàng loạt thương hiệu tên tuổi như Metro Cash & Carry Việt Nam, Phú Thái Group,  Family Mart, Big C, Nguyễn Kim… đều chuyển sang “quốc tịch” Thái Lan. Hệ sinh thái bán lẻ này được chia đều cho Central Group và TCC Holdings.

Không lâu sau đó, các thương vụ “bom tấn” như mua lại 53% cổ phần Sabeco (gần 5 tỉ đô la), trở thành cổ đông lớn của Vinamilk đều được TCC Holdings kích hoạt khi cơ quan quản lý Nhà nước “bật đèn xanh”. Đáng chú ý, thời điểm tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi chi hàng tỉ đô la thâu tóm và mua cổ phần thì hai doanh nghiệp này đang có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chưa kể, cánh tay của các tỉ phú Thái Lan này còn vươn rộng ra các lĩnh vực khác như vật liệu xây dựng, thương mại điện tử… thông qua hàng loạt thương vụ thâu tóm nhỏ lẻ khác. Bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp thì tỷ trọng của người Thái trên thị trường Việt Nam đang này một cao hơn, thậm chí là “đậm đặc” trong một vài lĩnh vực.

Trong mỗi thương vụ, các nhà đầu tư này đều tỏ rõ tham vọng xây dựng thị trường Việt Nam trở thành nơi tìm kiếm tăng trưởng lớn nhất ngoài biên giới Thái Lan. Vừa tự xây dựng các chuỗi bán lẻ cho riêng mình, vừa chi tiền tấn thâu tóm những “anh cả” của ngành, chắc hẳn, mục tiêu của tỉ phú Thái Lan chính là tìm cách kiểm soát tốt một vài lĩnh vực tại Việt Nam. Thế nhưng, mọi việc lại không đơn giản như suy tính của cả TCC Holdings và Central Group (hai doanh nghiệp mạnh chi nhất).

Sau khi tiếp quản các doanh nghiệp nội, việc thay đổi lớn nhất vẫn tài tái cơ cấu lại tổ chức, đâu đó là mục tiêu dài hạn đưa các lĩnh vực này IPO quốc tế. Tuy nhiên nhìn chung cả quá trình thì chiến lược ngắn hạn để cạnh tranh trên thị trường vẫn chưa rõ nét, không ít doanh nghiệp đã có dấu hiệu trật nhịp tăng trưởng hậu M&A. 

Đến việc loay hoay tìm tăng trưởng

Dù điểm xuất phát cao nhưng nhiều doanh nghiệp đình đám được người Thái tiếp quản vẫn chưa thoát được cái bẫy tăng trưởng của chính mình. Các thương vụ Thaibev mua Sabeco, Central Group mua BigC sau vài năm vẫn đang chật vật xoay tăng trưởng vụ minh chứng rõ nét nhất cho điều này.

Mới đây, siêu thị Big C Miền Đông – một trong những chi nhánh lâu đời nhất của hệ thống này ở Viêt Nam – tuyên bố đóng cửa vì không thỏa thuận được giá thuê mặt bằng. Theo kế hoạch, siêu thị này sẽ đóng cửa sau 20 ngày kể từ khi ra thông báo (2-6). Sự kiện này là cột mốc để nhìn lại năm năm người Thái tiếp quản thương hiệu bán lẻ này là cả một quá trình... lao dốc.

Tháng 4-2016, Central Group thoái toàn bộ số cổ phần tại Big C Thái Lan để mua lại Big C Việt Nam từ tay Casino. Tổng giá trị giao dịch lên đến 920 triệu euro (tương đương 1,05 tỉ đô la). Đáng tiếc, từ khi về tay đại gia Thái, hoạt động kinh doanh của Big C không mấy khả quan.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp chủ chốt của hệ thống Big C Việt Nam như Big C Thăng Long (gồm các siêu thị ở Hà Nội), Big C An Lạc (gồm một số siêu thị ở TPHCM), Big C Hải Phòng (gồm Big C Bắc Giang, Đà Nẵng, Ninh Bình, Phú Thọ, Hạ Long), Big C Bình Dương và Big C Đồng Nai đều ghi nhận mức doanh thu tụt giảm hoặc đi ngang. Trong đó có siêu thị mất đến 50% doanh thu như Big C An Lạc hay khoảng 30% như Big C Thăng Long…

Trong tháng 2 vừa qua, Central Retail Corporation (CRC) - thành viên tập đoàn bán lẻ Central Group, đã thực hiện phiên IPO trên sàn chứng khoán Thái Lan. Trong số liệu được công ty này chia sẻ với hãng tin Nikkei Asia Review đã hé lộ phần nào kết quả kinh doanh của Big C Việt Nam lẫn Nguyễn Kim. Theo đó, CRC bắt đầu hợp nhất kết quả kinh doanh của Nguyễn Kim vào kết quả toàn tập đoàn từ quí 3-2019.

Các tỉ phú Thái Lan và những ngày ‘trắc trở’ trên thị trường Việt

Trong thời gian từ 7-6 đến ngày 30-9 (hết quí 3), công ty NKT (sở hữu Nguyễn Kim) đem về khoảng 3.330 tỉ đồng doanh thu và khoảng 43 tỉ đồng lợi nhuận. Nếu hợp nhất kết quả từ đầu năm 2019, công ty NKT đem về khoảng 5.252 tỉ đồng doanh thu nhưng lợi nhuận sẽ giảm 120 tỉ đồng.

Tại Việt Nam, CRC hiện có 3 mảng kinh doanh chính, gồm thời trang (chuỗi cửa hàng Robins Việt Nam), thực phẩm (các siêu thị BigC và Lan Chi) và đồ điện tử - gia dụng (Nguyễn Kim). Sau 9 tháng năm 2019, thị trường Việt Nam đem về doanh thu khoảng 19.900 tỉ đồng cho CRC, tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng này chủ yếu đến từ thương vụ thâu tóm NKT và bắt đầu hợp nhất kết quả kinh doanh, bởi doanh thu mảng thực phẩm chỉ tăng 5%, trong khi mảng thời trang giảm tới 20%.

Trong khi đó với TCC Holdings, hệ thống Mega Market vẫn chưa thể sinh lời sau khi “lột xác” từ Metro Metro Cash & Carry. Tiếp đó, ở mảng sản xuất, tập đoàn ThaiBev (thành viên TCC Holding) của tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đang trải qua những ngày tồi tệ với Sabeco. 

Từ một đơn vị đóng góp nhiều nhất cho ngành bia của ThaiBev ngoài biên giới Thái Lan đã bị đặt trong tình trạng báo động. Tình hình kinh doanh trên thực tế lẫn giá trị cổ phiếu trên sàn bị sụt giảm nghiêm trọng trong một thời gian ngắn.

Cụ thể, trong quí 1-2020, doanh thu bên ngoài Thái Lan của ThaiBev giảm 38% xuống 12,2 tỉ baht (383 triệu đô la). Trong đó, doanh thu của các sản phẩm rượu chỉ giảm 3% nhưng doanh thu từ bia ở thị trường nước ngoài giảm tới 46%. Tập đoàn của tỉ phú Thái Lan lý giải nguyên nhân chính của tình trạng này là sự sụt giảm doanh số tại Sabeco.

Ở thời điểm cao trào của dịch Covid-19 lẫn tác động từ nghị định 100, cổ phiếu Sabeco tạo đáy ở mức  115.000 đồng, vốn hóa doanh nghiệp bốc hơi 3 tỉ đô la sau chưa đầy 3 tháng. Kéo theo đó, giá trị thị trường của gần 54% cổ phần mà ThaiBev đang sở hữu tại Sabeco chỉ còn chưa đến 2 tỉ đô la so với mức 5 tỉ đô la bỏ ra thâu tóm 2 năm trước đó.

Diễn biến tiêu cực vẫn chưa dừng lại ở đó, kế hoạch IPO mảng kinh doanh bia tại Thái Lan và Việt Nam trên sàn chứng khoán Singapore bị “dội gáo nước lạnh” khi trì hoãn vì tình hình thị trường trong trạng thái bi đát. Thậm chí, những rắc rối về tin đồn “sang tay” Sabeco cho đối tác khác làm giá trị đầu tư của tập đàn này ảnh hưởng khá nhiều. Mới đây trong thông báo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore, ThaiBev đã phải lên tiếng phủ nhận điều này để ổn định lại tình hình.

Có thể những tác động tiêu cực chỉ mang tính nhất thời và nhiều lý do khách quan nhưng điều này đang khiến những tham vọng của người Thái ở Việt Nam phần nào bị tổn thương. Không phải là tất cả nhưng nhìn lại chặng đường của hai nhà đầu tư Thái Lan rót nhiều vốn nhất vào thị trường Việt Nam có thể thấy sau những cuộc "chinh phạt” đầy tự hào ngày nào nay là những ngày trắc trở.

(Theo TBKTSG Online)

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
9 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
10 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
11 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
11 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
12 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.