Các trung tâm tài chính thế giới "chật vật" kéo nhân viên trở lại văn phòng thời hậu covid-19

22/06/2021 15:20
Sau khoảng 15 tháng đóng cửa để ngăn Covid-19, một số trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đang phải vật lộn để đưa nhân viên trở lại văn phòng.

Theo dữ liệu di động mà Google công bố, hoạt động tại London, New York hay San Francisco vẫn chưa bằng 50% so với bình thường. Những trung tâm tài chính khác như Frankfurt, Singapore và Hồng Kông còn thấp hơn nữa. Lý do của việc này bắt nguồn từ sự thay đổi thói quen của người lao động sau thời gian dài nghỉ dịch.

Với việc dịch bệnh đang có nguy cơ tái bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới, các nhà tuyển dụng như Apple Inc. và JPMorgan Chase & Co. vẫn tiếp tục nỗ lực đưa nhân viên trở lại văn phòng nhằm duy trì văn hóa doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hàn gắn những rạn nứt, vốn đã xuất hiện sau nhiều tháng chỉ nhìn nhau qua Zoom giữa những người đồng nghiệp.

Việc đưa người lao động trở lại văn phòng được mô tả là một hành trình phức tạp và phụ thuộc phần nhiều vào các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà tuyển dụng lao động. Điển hình nhất là việc tiêm vắc xin và sự lây lan của các biến thể mới. Bên cạnh đó, không thể không kể đến hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng hay việc các trường học mở hay đóng cửa.

Các trung tâm tài chính thế giới chật vật kéo nhân viên trở lại văn phòng thời hậu covid-19 - Ảnh 1.

Hoạt động của lực lượng lao động ở các trung tâm tài chính vẫn đại đa số chưa bằng một nửa so với trước dịch.

Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ người lao động, những người vốn đã quen với sự linh hoạt của làm việc từ xa. Google, American Express Co. và Unilever đang áp dụng chính sách cho phép người lao động dành một phần thời gian trong tuần không cần có mặt ở văn phòng, ngay cả khi dịch bệnh đã được khống chế.

Mặc dù bức tranh có những điểm khác biệt ở các thành phố và doanh nghiệp nhưng có một điều rõ ràng là cuộc sống còn lâu mới trở lại như trước dịch. Ngoài ra, bất cứ đợt bùng phát mới nào cũng làm chệch hướng những kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng để mang cuộc sống trở lại bình thường và đưa người lao động trở lại các văn phòng.

Frankfurt, Đức

Các trung tâm tài chính thế giới chật vật kéo nhân viên trở lại văn phòng thời hậu covid-19 - Ảnh 2.

Quận Zeil của Frankfurt đang náo nhiệt trở lại khi cà phê và quán bar được mở cửa vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, đám đông ngày càng lớn này chủ yếu là những người tới mua sắm và tận hưởng cuộc sống. Khu tài chính tiếp tục vắng vẻ một cách kỳ lạ, chỉ thỉnh thoảng có bóng công nhân ra vào một trong những tòa cao ốc của thành phố. Luật liên bang yêu cầu nhân viên văn phòng không thiết yếu phải tiếp tục làm việc ở nhà cho đến cuối tháng 6.

Dữ liệu thống kê cũng cho thấy Frankfurt còn lâu mới trở lại bình thường. Theo số liệu mà Google thu thập được, số người làm việc vẫn rất ít trong khi số hành khách tới Sân bay Frankfurt, một trong những cảng hàng không bận rộn nhất châu Âu, vẫn chưa bằng một nửa so với trước khủng hoảng. Doanh thu của các khách sạn, nhà hàng vẫn đi theo quỹ đạo tương tự.

Trở ngại lớn ở Frankfurt chính là tỷ lệ người tiêm phòng đầy đủ. Tính tới 20/6, chỉ 25% dân số Frankfurt được tiêm 2 mũi. Người ta hy vọng con số này có thể tăng lên vào tuần tới khi nước Đức mở rộng quyền tiêm vắc xin cho các bác sĩ gia đình và cả bác sĩ của doanh nghiệp. Điều này được kỳ vọng làm thay đổi bức tranh hoang vắng ở trung tâm tài chính này.

London, Anh

Các trung tâm tài chính thế giới chật vật kéo nhân viên trở lại văn phòng thời hậu covid-19 - Ảnh 3.

Anh dự kiến sẽ gỡ bỏ những hạn chế cuối cùng với người dân vào ngày 21/6. Tuy nhiên, sự lây lan của một biến thể virus mới có thể khiến Thủ tướng Boris Johnson phải tính toán lại xóa bỏ tất cả những hạn chế cho tới tháng 7.

Deutsche Bank AG, Goldman Sachs Group Inc. và các ngân hàng khác ở Thành phố London đều đang tạm ngừng kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng, giáng một đòn mạnh vào các nhà hàng, quán rượu và các nhà bán lẻ phụ thuộc vào nhân viên văn phòng. Với kỳ nghỉ hè đang đến gần, trung tâm tài chính của thành phố có thể phải đợi tới tháng 9 để nhân viên văn phòng trở lại hàng loạt.

Hồng Kông, Trung Quốc

Các trung tâm tài chính thế giới chật vật kéo nhân viên trở lại văn phòng thời hậu covid-19 - Ảnh 4.

Tại Hồng Kông, hầu hết người lao động đã trở lại làm việc nhưng xu thế này có thể kéo dài hay không phục thuộc vào việc chính quyền đặc khu có thể thuyết phục thêm công dân tiêm phòng nữa hay không. Với số ca lây nhiễm giảm mạnh gần bằng 0 trong nhiều tuần, tỷ lệ người lao động trở lại văn phòng đã đạt mức gần như trước dịch.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của thành phố là tỷ lệ tiêm chủng tương đối thấp so với các trung tâm tài chính khác, một trở ngại lớn trên con đường tái mở cửa hoàn toàn. Dù là một trong số ít những nơi trên thế giới có đủ vắc xin để tiêm cho toàn bộ người dân nhưng tỷ lệ tiêm chủng ở đặc khu hành chính này lại rất thấp, chỉ 18,3%.

New York, Mỹ

Các trung tâm tài chính thế giới chật vật kéo nhân viên trở lại văn phòng thời hậu covid-19 - Ảnh 5.

Các khu văn phòng của New York đang dần thức dậy sau giấc ngủ đông kéo dài. Các ông chủ phố Wall và Thị trưởng Bill de Blasio cũng đang kêu gọi người lao động trở lại bài làm việc 15 tháng sau khi thành phố bị đại dịch Covid-19 tàn phá. New York là ổ dịch lớn đầu tiên của nước Mỹ.

Các hạn chế và quy định giãn cách xã hội ở New York được dỡ bỏ vào tháng 5, mở đường cho người lao động trở lại nơi làm việc. JPMorgan, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, đang yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng vào đầu tháng 7. Goldman Sachs có bước đi tham vọng hơn, yêu cầu mọi nhân viên phải có mặt ở văn phòng và ngày 14/6.

Giao thông công cộng của thành phố cũng đang trở lại. số lượng hành khách trung bình tăng trong thời gian gần đây nhưng vẫn thấp hơn so với trước đại dịch.

San Francisco, Mỹ

Các trung tâm tài chính thế giới chật vật kéo nhân viên trở lại văn phòng thời hậu covid-19 - Ảnh 6.

Là nơi đặt trụ sở của nhiều gã khổng lồ công nghệ, San Francisco vẫn đang duy trì chế độ làm việc linh hoạt hơn. 80% dân số của thành phố đã tiêm ít nhất 1 liều vắc xin và chính quyền bang California cũng đã tuyên bố dỡ bỏ gần như tất cả các hạn chế từ ngày 15/6.

Tuy nhiên, đằng sau cửa sổ kính của các tòa tháp văn phòng, vẫn có những hàng lang trống rỗng và bàn làm việc bị dọn sạch mà một số trong đó có thể là vĩnh viễn. Salesforce.com Inc., Airbnb Inc. và Twitter Inc., đang tìm cách cho thuê lại không gian khi họ cho nhân viên làm việc linh hoạt trong dài hạn.

Có lẽ, phải tới tháng 9 tình hình ở San Francisco mới có thể trở lại mức bình thường. Đó cũng là thời điểm nhiều công ty công nghệ yêu cầu người lao động đi làm trở lại sau thời gian gián đoạn vì dịch.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
34 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
17 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
30 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.