Số năm kinh nghiệm sẽ được chia làm hai mức chủ yếu: từ 1 đến 5 năm và từ 5 năm trở lên. Tại hai thành phố lớn của đất nước là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số năm kinh nghiệm từ 1 đến 5 năm đã có sự khác biệt về mức lương vô cùng lớn giữa các vị trí và các nhóm ngành.
Ứng với số năm kinh nghiệm là từ 1 – 5 năm thì các vị trí có mức lương trên 200 triệu VND chỉ có ở TP. Hồ Chí Minh, còn Hà Nội, theo thống kê chưa có vị trí nào dưới 5 năm kinh nghiệm có thể đạt được mức lương 200 triệu VND. Tuy nhiên đây cũng chỉ là dữ liệu thống kê trong thời gian dịch bệnh.
Mức lương cao nhất thuộc về vị trí Tổng giám đốc ngành bán hàng và tiếp thị của khối chăm sóc sức khoẻ. Phổ lương cho vị trí là nằm trong khoảng từ 250 đến 400 triệu VND. Hầu kết các vị trí có mức lương trên 200 triệu VND nằm ở các nhóm ngành bán hàng và tiếp thị. Dù trong khi dịch bệnh vẫn đang bùng phát ở nhiều nơi thì thị trường việc làm ở TP. Hồ Chí Minh hứa hẹn sẽ tích cực nhiều hơn trong tương lai.
Khi số năm kinh nghiệm tăng lên đồng nghĩa với mức lương cũng sẽ thay đổi. Với 5 năm kinh nghiệm trở lên thì các vị trí có mức lương trên 200 triệu VND đã xuất hiện khá nhiều ở cả TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Vị trí Tổng giám đốc ngành bán hàng và tiếp thị của khối chăm sóc sức khoẻ ở TP. Hồ Chí Minh vẫn có mức lương cao nhất, mức lương giao động từ 400 – 600 triệu VND, vị trí này ở Hà Nội thì giao động từ 300 – 400 triệu VND. Ở Hà Nội thì vị trí Tổng giám đốc ngành Dịch vụ chuyên nghiệp có mức lương cao nhất, từ 250 – 450 triệu VND.
Theo Adecco, thị trường việc làm Việt Nam đang chứng kiến nhiều thay đổi trong thời kỳ đại dịch. Sau đại dịch chắc chắn sẽ có sự chuyển mình rõ rệt để phù hợp với nhu cầu mới của thị trường. Làn sóng Covid – 19 diễn ra đã khiến cho nhiều ngành nghề phải thay đổi ngay lập tức, để có thể tồn tại. Và chúng ta cũng thấy rất rõ được rằng, nhu cầu chuyển đối số ngày càng cần thiết.
Các vị trí việc làm liên quan đến công nghệ thông tin sẽ tăng nhiều hơn trong thời gian tới. Nhu cầu về các vị trí liên quan đến Thương mại điện tử, Bán hàng và tiếp thị có áp dụng mô hình chuyển đổi số chắc chắn sẽ sôi động hậu đại dịch.
Với nhiều sự biến động trong các ngành nghề, người lao động cũng cần phải thay đổi lối tư duy cũng như kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu mới. Nền kinh tế sẽ có sự chuyển mình sau đại dịch, và nhu cầu lao động trong từng ngành sẽ thay đổi. Do đó, để không bị đào thải và có nhiều cơ hội hơn trong tương lai, người lao động cần nghiêm túc nhìn nhận ngay trong giai đoạn dịch bệnh về khả năng bản thân. Đồng thời, họ cũng cần liên tục cập nhật thông tin, kiến thức, học hỏi để linh hoạt hơn trong mọi hoàn cảnh.