Cách đây tròn 11 năm, VnIndex lập đỉnh lịch sử 1.170 điểm

12/03/2018 00:03
Trong phiên giao dịch 12/3/2007, VnIndex có thời điểm leo lên 1.179,32 điểm ư. Những cổ phiếu có thị giá cao nhất TTCK Việt Nam trong phiên 12/3/2007 có thể kể tới như FPT (610.000 đồng), BVS (430.000 đồng), SJS (390.000 đồng), HRC (377.000 đồng), BMC (376.000 đồng), REE (288.000 đồng)…

Cách đây tròn 11 năm, thứ hai, ngày 12/3/2007 đánh dấu cột mốc lịch sử của TTCK Việt Nam khi chỉ số VnIndex đóng cửa tại 1.170,67 điểm, mức cao nhất trong gần 20 năm hoạt động.

Trong phiên giao dịch 12/3/2007, VnIndex có thời điểm leo lên 1.179,32 điểm, tuy nhiên áp lực chốt lời khá mạnh về cuối phiên khiến chỉ số này chỉ còn tăng gần 15 điểm (1,3%) lên 1.170,67 điểm. Sau phiên giao dịch lịch sử này, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn downtrend kéo dài và đây là hệ quả của "bong bóng" chứng khoán tăng nóng trước đó cũng như khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Đến tháng 2/2009, chỉ số VnIndex mới thức tạo đáy tại 235 điểm, tương ứng mất 80% so với đỉnh cao hai năm trước đó.

Cũng trong phiên giao dịch 12/3/2007, khối lượng khớp lệnh trên HoSE đạt hơn 9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.030 tỷ đồng. So với hiện nay thì con số khớp lệnh kể trên quá nhỏ bé nhưng cách đây 11 năm thực sự là con số đột biến.

Cách đây tròn 11 năm, VnIndex lập đỉnh lịch sử 1.170 điểm - Ảnh 1.

Cổ phiếu có giá trên 200.000 đồng trong phiên 12/3/2007 không phải chuyện hiếm

Vào thời điểm đó, cổ phiếu có thị giá trên 100.000 đồng là điều khá phổ biến trên TTCK Việt Nam, thậm chí xuất hiện nhiều cổ phiếu có thị giá 300.000 đồng, 600-700.000 đồng. Những cổ phiếu có thị giá cao nhất TTCK Việt Nam trong phiên 12/3/2007 có thể kể tới như FPT (610.000 đồng), BVS (430.000 đồng), SJS (390.000 đồng), HRC (377.000 đồng), BMC (376.000 đồng), REE (288.000 đồng), PVD (280.000 đồng), DHG (278.000 đồng), SAM (245.000 đồng), BMP (245.000 đồng)…

Những cổ phiếu có thị giá thấp nhất sàn khi đó cũng có giá rất cao như chứng chỉ quỹ PRUBF1 (15.700 đồng), LAF (27.400 đồng), LBM (33.900 đồng)…

Những mức giá "trong mơ" này vẫn được duy trì một thời gian dài trước khi VnIndex rơi vào đợt khủng hoảng nặng nề vào năm 2008.

Sau 11 năm, quy mô thị trường lớn gấp nhiều lần, VnIndex áp sát đỉnh cũ

Trong 11 năm qua, TTCK Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm và đến thời điểm hiện tại, chỉ số VnIndex đã áp sát vùng đỉnh lịch sử. Kết thúc phiên giao dịch 9/3/2018, VnIndex dừng tại 1.123,41 điểm, kém khoảng 4% so với đỉnh cao 11 năm trước và giới đầu tư tin rằng việc vượt đỉnh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Cách đây tròn 11 năm, VnIndex lập đỉnh lịch sử 1.170 điểm - Ảnh 2.

Sau 11 năm, VnIndex đã trở về vùng đỉnh cũ

Cùng một mức điểm số nhưng quy mô TTCK hiện đã thay đổi rất nhiều. Số lượng cổ phiếu niêm yết trên HoSE hiện đạt gần 340 mã, gấp 4 lần; vốn hóa thị trường HoSE hiện đạt 134 tỷ USD, gấp khoảng 10 lần năm 2007.

Dù vậy, sau 10 năm thăng trầm của thị trường, có rất nhiều tên tuổi lớn năm xưa vẫn chưa thể vượt qua được cái bóng của chính mình. SJS, SAM, BMC, AGF…hiện kém quá xa mức giá đỉnh cao năm 2007. Thậm chí, cổ phiếu đình đám một thời là TRI (Tribeco) thậm chí đã phải hủy niêm yết.

Ngược lại, nhiều tên tuổi trên thị trường đã tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua và thậm chí cao gấp nhiều lần mức giá năm 2007 (tính theo giá điều chỉnh), như trường hợp VNM, DHG, RAL, HBC, TCT, HAX,…

Các trụ cột nâng đỡ thị trường cũng thay đổi nhiều so với 11 năm trước. Năm 2007, biến động của VnIndex khi đó phụ thuộc lớn vào 5 cổ phiếu FPT, VNM, STB, PPC và PVD – những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất, chiếm 50% tổng vốn hóa thị trường.

Trong những năm gần đây, việc có nhiều doanh nghiệp mới niêm yết cũng như những biến động mạnh về giá cổ phiếu đã khiến các trụ cột thị trường thay đổi. Hiện tại, chỉ còn VNM vẫn còn hiện diện trong top 5 cổ phiếu ảnh hưởng nhất tới thị trường, những cái tên khác trong top 5 còn có VIC, VCB, GAS, SAB. Tổng vốn hóa của 5 cổ phiếu này lên tới 1,16 triệu tỷ đồng, tương đương hơn 50 tỷ USD và chiếm gần 40% vốn hóa thị trường.

Cách đây tròn 11 năm, VnIndex lập đỉnh lịch sử 1.170 điểm - Ảnh 3.

Trụ cột thị trường thay đổi sau 10 năm

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
6 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
6 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
5 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
5 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.