Cách doanh nghiệp Đức vượt bão Covid-19: Sau 1 đêm mất 30 dự án trị giá 1,8 triệu USD, CEO vẫn bình tĩnh cho toàn bộ nhân viên nghỉ có lương tránh dịch, không ai bị sa thải

31/03/2020 09:10
Các chủ doanh nghiệp ở Đức không phải sa thải bất kỳ ai dù gặp Covid-19 hay khủng hoảng lớn cỡ nào đi chăng nữa.

Kaluza + Schmid GmbH - một công ty ở Berlin chuyên tổ chức các hội chợ thương mại, buổi hội họp cho các doanh nghiệp và nhiều sự kiện khác đã có 1 năm 2019 rất thành công. Giám đốc Ruediger Koch nói rằng công ty nhận được nhiều yêu cầu đến mức phải từ chối một vài dự án.

Sau đó, đến khoảng cuối tháng 2, khi chính phủ Đức và nhiều nơi khác trên thế giới bắt đầu thực hiện những nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, hàng loạt sự kiện bị huỷ. Thế là gần như chỉ sau 1 đêm, công ty của Koch với quy mô 80 người đã mất khoảng 30 dự án trị giá 1,6 triệu euro (tương đương 1,8 triệu USD) - tức là gần 1/6 doanh thu hàng năm của họ.

Koch đã đưa ra một lựa chọn không thể tưởng tượng được với bất kỳ ai làm kinh doanh: Thay vì sa thải nhân viên của mình, ông cho họ nghỉ tại nhà và tiếp tục trả lương như bình thường. Để làm được điều tưởng như không thể đó, Koch tận dụng một chương trình hỗ trợ của chính phủ Đức có tên Kurzarbeit - tạm dịch là "rút ngắn thời gian làm việc".

Chương trình hỗ trợ này xuất hiện từ thời Thế chiến thứ II ở Đức, nó được thiết kế để giúp các công ty vượt qua thời kỳ khó khăn mà không phải dùng đến "hạ sách" là sa thải hàng loạt, gây rắc rối cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Koch nói: "Chúng tôi đáng lẽ phải sa thải hầu hết mọi người nếu như không có chương trình Kurzarbeit. Nhờ nó mà công ty có thể giữ nguyên được lực lượng nhân sự".

Kurzarbeit sẽ chi trả 60% lương mà người lao động vốn được nhận (67% với những người có con). Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm trả số tiền đó cho người lao động trước và sau đó nộp đơn xin hoàn lại tiền từ chính phủ. Đây rõ ràng là một động thái "hào phóng" hơn rất nhiều so với những lao động ở Mỹ và nhiều quốc gia khác thời điểm này. Dịch Covid-19 đã khiến rất nhiều người mất việc và không có thu nhập.

Cách doanh nghiệp Đức vượt bão Covid-19: Sau 1 đêm mất 30 dự án trị giá 1,8 triệu USD, CEO vẫn bình tĩnh cho toàn bộ nhân viên nghỉ có lương tránh dịch, không ai bị sa thải - Ảnh 1.

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động kể trên của Đức được mô tả như một cú hích đối với tăng trưởng kinh tế vì chúng không cho phép các công ty tuyển dụng và sa thải theo ý muốn. Một số quốc gia khác trên thế giới gồm Pháp, Ý và Hà Lan cũng cho phép các công ty bị ảnh hưởng khai thác tiền của chính phủ để trả lương cho nhân viên khi họ có ít hoặc không có doanh thu. Thậm chí trước những tác động lo lớn không ngờ tới của Covid-19, nhiều nước gần đây còn cam kết củng cố các chương trình đó bằng nguồn vốn bổ sung.

Markus Helfen - một nhà nghiên cứu tại Đại học Berlin cho biết chương trình này cho phép các công ty vượt qua khủng hoảng mà không phải lỗi của họ và khởi động lại hoạt động rất nhanh sau khi khủng hoảng qua đi với cùng đội ngũ nhân sự như trước. Đây là mô hình được các nhà khoa học ca ngợi trên toàn thế giới.

Theo truyền thống, những người hưởng lợi chính của Kurzarbeit là các nhà sản xuất, họ thường khai thác chương trình này trong thời gian sản xuất gặp khó khăn hoặc gián đoạn kinh tế lớn như khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với dịch Covid-19 lần này, chính quyền của thủ tưởng Angela Merkel đang thúc giục các nhân viên trong ngành dịch vụ - lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 khiến phải đóng cửa hàng loạt tham gia.

Tổng cộng 1,5 triệu lao động ở Đức tham gia vào chương trình này vào năm 2009. Các nhà chức trách dự đoán số lượng này sẽ đạt ít nhất 2,15 triệu vào năm nay, với chi phí khoảng 10 tỷ euro. Hiện tại, đã có khoảng 76.700 công ty nộp đơn cho chương trình này trong tuần tính đến ngày 20/3, tăng từ mức trung bình 1 tuần là 600 công ty vào năm ngoái. Điều này không có gì ngạc nhiên trong bối cảnh nhiều ngành công nghiệp của đất nước gặp khó.

Volkswagen - công ty đã quyết định đóng tất cả các nhà máy ở khắp châu Âu đang lên kế hoạch để 80.000 nhân viên tại Đức tham gia vào chương trình Kurzarbeit. Trong khi đó, đối thủ Daimler đang giảm giờ làm với hầu hết 170.000 nhân viên tại Đức bắt đầu vào ngày 6/4. Hãng Puma thì đăng ký chương trình Kurzarbeit cho 1.400 nhân viên và ngân hàng Deutsche Bank thì cho biết cũng đang cân nhắc những kế hoạch tương tự cho nhân viên.

Tuyệt vời là thế nhưng Kurzarbeit cũng vẫn tồn tại những mặt chưa tốt. Verdi - liên đoàn lao động của lĩnh vực dịch vụ nói rằng trợ cấp chính phủ không đủ lớn để giúp những công nhân trong ngành công nghiệp có lương thấp như khách sạn, nhà hàng. Một vài chủ doanh nghiệp nhỏ cũng chỉ trích chính sách này.

Sam Kamran - một người điều hành 5 chuỗi cà phê ở Frankfurt có sử dụng 140 người lao động nói rằng anh không thể chờ vài ngày, thậm chí vài tuần để lấy được tiền hoàn của chương trình này. Các chủ nhà hàng vốn đã phải chịu những chi phí đáng kể hàng tháng. "Bạn không thể trả những thứ đó bằng tiền tiết kiệm được".

Mặc dù thiếu sót như vậy nhưng chương trình Kurzarbeit góp phần đáng kể ngăn chặn một cú sốc thất nghiệp lớn tại Đức. Nếu chính phủ Đức thành công trong việc mở rộng chương trình này cho lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ và người làm nghề tự do, "chúng ta sẽ chỉ còn chứng kiến một tỷ lệ thất nghiệp tương đối nhỏ", một chuyên gia khẳng định.

Thời gian này, trụ sở chính của Kaluza + Schmid ở Berlin hầu như trống không, ngoại trừ Koch và một số nhóm gồm 5 nhân viên - những người đảm bảo rằng các nhà cung cấp và các nhân viên bán thời gian vẫn được trả lương đầy đủ. "Chúng tôi có thể xử lý mọi việc ổn thỏa trong vài tháng nhưng dĩ nhiên không phải là mãi mãi. Dịch bệnh qua đi càng sớm, công việc sẽ sớm trở lại như bình thường".

Cách doanh nghiệp Đức vượt bão Covid-19: Sau 1 đêm mất 30 dự án trị giá 1,8 triệu USD, CEO vẫn bình tĩnh cho toàn bộ nhân viên nghỉ có lương tránh dịch, không ai bị sa thải - Ảnh 2.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
7 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.