Đối với họ, khoản hỗ trợ 600 USD là một cơ hội để tăng khoản tiền tiết kiệm, chi tiêu cho những mặt hàng không thiết yếu hoặc đầu tư cổ phiếu. Trên TikTok – nơi các nhà đầu tư trẻ tuổi tìm kiếm lời khuyên để gia nhập thị trường, đã xuất hiện nhiều video hướng dẫn cách biến "khoản tiền nhỏ" thành hàng nghìn USD.
Albert Lewis III – sinh viên 19 tuổi đang theo học tại Đại học Iowa, đã quyết định sử dụng số tiền 600 USD: rót vào tài khoản Robinhood của mình. Chàng trai chia sẻ: "Tôi không cần 600 USD ở thời điểm này. Tôi đang sử dụng để đầu tư và hy vọng khoản tiền này sẽ lớn hơn vào thời điểm tôi cần sử dụng. Trong 1 năm, 600 USD không thể tăng lên 10.000 USD, nhưng nếu đầu tư ngay từ bây giờ, 40 năm nữa, khoản tiền này sẽ đáng giá hơn nhiều."
Cậu sinh viên cho biết, hầu hết những chi phí thiết yếu của mình đều có thể được trang trải. Lewis có học bổng gần như toàn phần, trong khi đang sống cùng bố mẹ nên không lo lắng về khoản tiền thuê nhà. Công việc làm thêm giúp cậu chi trả những khoản nhỏ như tiền ăn và điện thoại. Tuy nhiên, Lewis vẫn chưa quyết định sẽ đầu tư 600 USD vào đâu, nhưng đang cân nhắc 1 số công ty như Apple và Facebook.
Kế hoạch của Lewis đã cho thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Covid-19 khiến nền kinh tế Mỹ bị chia rẽ nhưng thế nào. Năm ngoái, trung bình 1,45 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thát nghiệp, trong khi năm 2019 chỉ là 2019. Ngoài ra, hàng chục nghìn người đang gặp khó khăn về bữa ăn hàng ngày, chỗ ở và thu nhập.
Cùng thời điểm đó, tỷ lệ thu nhập khả dụng mà các hộ gia đình sử dụng để tích trữ đã tăng vọt. Các chủ sở hữu nhà đang nhận thấy giá bất động sản tăng mạnh và TTCK cũng có diễn biến tương tự. Tháng 11, tỷ lệ thưởng cho nhân viên hàng năm ở gần bằng mức trước đại dịch.
Để giảm thiểu những khó khăn do đại dịch gây ra, các nhà lập pháp Mỹ đã thông qua gói trợ cấp, trong đó gồm 600 USD hỗ trợ trực tiếp cho người dân có thu nhập đã điều chỉnh dưới 75.000 USD hoặc các cặp vợ chồng có thu nhập 150.000 USD/năm, cộng thêm 600 USD cho con nhỏ.
R.A. Farrokhnia – giáo sư Trường Kinh doanh Columbia, cho biết: "Sẽ có 1 số người không cần đến số tiền đó bởi việc đưa ra khoảng hỗ trợ được dựa theo thu nhập, chứ không phải việc làm." Hơn nữa, lệnh giãn cách xã hội vẫn đang được áp dụng nên các địa điểm chi tiêu của người dân cũng bị hạn chế. Ông nói thêm: "Những người thực sự may mắn khi vẫn giữ được việc làm vẫn có thể tiết kiệm được nhiều hơn, bởi họ không rót tiền vào nền kinh tế, họ không đến các nhà hàng và đang ‘ở chế độ Zoom’ nên không cần nhiều quần áo, giày dép mới."
Dữ liệu Điều tra Dân số Mỹ cho thấy phần lớn các hộ gia đình nước này sử dụng khoản tiền hỗ trợ 1.200 USD trước đó để trang trải các chi phí cơ bản. Trong cuộc khảo sát của Household Pulse, khoảng 80% người được hỏi cho biết họ sử dụng tiền để mua thực phẩm, 77,9% trong đó để trả tiền thuê nhà, thế chấp hoặc phí dịch vụ. Hơn 1 nửa cho biết họ đã chi tiêu cho đồ gia dụng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, khoảng 20% cho quần áo.
Trong khi 87,6% người trưởng thành trong các hộ gia đình có thu nhập từ 25.000 USD trở xuống dự định sử dụng tiền hỗ trợ để chi trả các loại chi phí, hơn 1/3 người lớn trong các hộ gia đình có thu nhập trên 75.000 USD cho biết sẽ dùng tiền này để trả nợ hoặc đưa thêm vào tài khoản tiết kiệm.
Neil Fligstein, giáo sư xã hội học tại Đại học Cali, Berkeyley cho biết: “Chúng ta biết mỗi người sẽ chi tiêu tiền cho những mục đích cụ thể, vì vậy họ không coi số tiền này như một khoản mà họ phải thu được từ tiền lương hàng tháng, mà đó là một khoản nhận thêm để sử dụng cho một cái gì đó đặc biệt,” “Đó là lý do tại sao nhiều người có thể sẽ cố gắng dùng nó vào mục đích tiết kiệm hoặc đầu tư. Nó được coi là "tiền nhặt được".
Khi Haileu Wiggins – chủ doanh nghiệp 22 tuổi tại Houston (Texas), nhận được 600 USD, cô đã giữ lại 10% tiền mặt, đầu tư 60% vào cổ phiếu và 30% vào tiền số. Wiggins cho biết: "Chúng tôi sắp ‘chìm’ trong khoản tiền dư thừa này và từ đó sẽ kích thích thị trường. Tôi đã đầu tư và ghi nhận lợi nhuận đáng kinh ngạc. Tôi không chỉ có 600 USD, tôi đã nhận được nhiều hơn thế."
Dẫu vậy, đối với 1 số người, khoản tiền hỗ trợ mới nhất này vẫn quá ít để giúp cho chi trả phí dịch vụ hay sử dụng để tiết kiệm. Thay vào đó, họ lại cân nhắc việc mua thứ gì đó để tiêu khiển, nhằm giúp bản thân cảm thấy thoải mái sau 1 năm đầy khó khăn.
George Takam Jr., 22 tuổi đến từ Maryland, đang cân nhắc mua bộ console PlayStation 5. Anh chia sẻ: "600 USD thực sự không giúp tôi trả tiền thuê nhà. Những tôi có thể sử dụng để mua 1 thứ gì đó hay ho và kích thích nền kinh tế."
Takam là 1 trợ lý y tá. Anh cho biết công việc với mức lương tối thiểu của anh chỉ đủ để trả tiền thuê nhà, trong khi làm việc đúng tiêu chuẩn 40 giờ/tuần. Takam cũng nhận được một số khoản hỗ trợ khác từ bố mẹ. Do đó, khoản tiền 600 USD sẽ giúp anh chi tiêu vào thứ gì đó mình thích.
Tham khảo Bloomberg