Cái 'bắt tay' với Sumitomo làm nên thành công của Thắng Lợi Group

27/01/2023 07:44
Sau 4 năm thương thảo cũng như những buổi gặp mặt giữa đối tác Nhật Bản và Tập đoàn Thắng Lợi Group thì trong năm 2022, hai bên đã gần như hoàn tất thương thảo kế hoạch hợp tác cho năm 2023 về việc phát triển 10.000 căn hộ chung cư cho người thu nhập thấp.

4 năm theo đuổi một mục tiêu

Thắng Lợi Group đã có ý tưởng kết hợp với Nhật Bản có từ năm nào thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Thắng Lợi Group: Năm 2019 khi đó chúng tôi bắt đầu có ý tưởng bắt tay cùng doanh nghiệp ngoại phát triển các sản phẩm bất động sản. Thời điểm đó chúng tôi làm việc với hai công ty, một là Sumitomo và Haseko. Công ty Sumitomo ở bên Nhật được gọi là Daihatsu – là dạng công ty lớn và lâu đời, có thâm niên hơn 400 năm - Sumitomo là một trong bốn ông lớn Daihatsu.

Bản thân ở Nhật, các nhà đầu tư đã phân nhánh ra thành các lĩnh vực nhỏ. Khi phân nhánh, họ tìm kiếm đến những thị trường nhỏ, những thị trường mới nổi nhưng có tiềm năng để tham gia đầu tư. Và cũng phân tầng ra, những daihatsu sẽ đầu tư theo kiểu bền vững, đồng hành cùng phát triển.

Nếu Haseko thuần về xây dựng thì Sumitomo phát triển từ khâu thiết kế, thi công, đưa vào vận hành thậm chí có cả đơn vị trồng rừng. Có cả 500 căn nhà mẫu để khách hàng đến xem và lựa chọn căn hộ ưng ý nhất, họ sẽ tư vấn, thiết kế và thi công hoàn toàn giống như vậy. Slogan là "what you see, what you have'' (cái gì bạn thấy là những gì bạn sẽ nhận được).

Sumitomo đầu tư nhiều nơi, tuy nhiên, chủ yếu vào thị trường Bắc Mỹ – hiện đã có khoảng 500.000 căn nhà tại đây. Còn Haseko hợp tác theo kiểu xây dựng dự án, tham gia 1 phần trong đó, đây cũng là một công ty xây dựng hàng đầu ở Nhật.

Mục tiêu của mình là kêu gọi họ cùng mình làm dự án hay như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Quyền: Thời điểm đầu, chúng tôi thấy rằng công nghệ phát triển nhà ở của các doanh nghiệp Nhật Bản rất phù hợp với chiến lực phát triển các sản phẩm bất động sản của chúng tôi là hướng tới các sản phẩm nhà ở thực vừa túi tiền nhưng đầy đủ tiện ích. Tuy nhiên thời điểm đó, hai bên chỉ trên tinh thần tìm hiểu nhau. Đến năm 2021, Sumitomo khi đó đã có mặt tại Việt Nam, họ gửi lời mời Thắng Lợi sang tham quan cách họ vận hành, nhà mẫu… đồng thời ngỏ ý hai bên sẽ có hợp tác sâu hơn. Họ mong muốn tham gia cùng phát triển dự án bởi họ rất mạnh về phần thiết kế hướng tới xu hướng xanh.

Giai đoạn đầu, hai bên hợp tác với nhau ở công ty Thắng Lợi Home, công ty con của Thắng Lợi, để phát triển dòng sản phẩm cao tầng phù hợp với túi tiền với khách hàng có thu nhập trung bình.

Quay trở lại, thực ra mong muốn lớn nhất của Thắng Lợi khi làm việc với các nhà đầu tư lớn, mang tầm cỡ quốc tế đó là học hỏi tinh hoa của họ bằng cách trực tiếp lắng nghe và quan sát. Mới đây tôi được biết họ có đội ngũ khoảng 1000 nhân sự thiết kế trải khắp thế giới nhưng được quản lý chỉ bởi một giám đốc thiết kế. Mình rất ngưỡng mộ và qua đó còn học được cả cách tổ chức của họ.

Bước tiến giữa Thắng Lợi Group và doanh nghiệp Nhật hiện đã phát triển tới bước nào rồi thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Quyền: Việc hợp tác đang phát triển rất tốt, dự kiến hợp tác dự án khoảng 10.000 căn hộ đại chúng ở dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền dành cho người có thu nhập tầm trung nhưng vẫn đầy đủ tiện ích đi kèm như bệnh viện, trường học, khu vui chơi... hiện nay những sản phẩm tầm trung thì hầu như sẽ thiếu an sinh. Khi hợp tác với Nhật Bản, họ sẽ đưa ra các phương án về thiết kế, xây dựng để tiết giảm tối đa chi phí, nhân lực, từ đó giá nhà sẽ thấp. Ngoài ra, họ còn hỗ trợ công tác tư vấn, đảm bảo chất lượng. Hai bên đã bước vào giai đoạn kiểm toán, thỏa thuận các nguyên tắc làm việc. Bởi hai bên không đơn thuần là đầu tư tài chính, cả hai đều muốn tham gia theo kiểu cộng hưởng giá trị.

Đầu tiên là nói đến câu chuyện dự án 10.000 căn hộ, hai bên đã thống nhất với nhau, họ sẽ tham gia vào sâu hơn khi dự án hợp tác thành công và họ có thể trở thành cổ đông bên mình. Trước hết, bên đó mong muốn cử một đội thiết kế qua mình, người điều hành mình vẫn quyết và nắm chính. Vốn hóa của công ty mà mình đang hợp tác trên dưới nghìn tỷ, họ sẽ tham gia vào bên mình khoảng 20-30%, đây là điều khoản mà hai bên sẽ cam kết với nhau.

Hiện tại liên doanh gồm ba bên, đầu tiên là Thắng Lợi, thứ hai là An Cường, thứ 3 là Sumitamo. An Cường sẽ giúp giải quyết, khắc phục các vấn đề liên quan đến nội thất của Việt Nam.

Hiện nay, Thắng Lợi Home có hai cổ đông lớn Thắng Lợi và An Cường. Thắng Lợi Home chuyên về dòng sản phẩm cao tầng, đánh mạnh vào sản phẩm vừa túi tiền. Ở Việt Nam đang có xu hướng cung cấp một giải pháp tổng thể, bán căn hộ, hỗ trợ nội thất và cả chính sách. Ví dụ khi khách hàng mua một căn hộ 1 tỷ, trong tay chỉ cần có 300-400 triệu họ có thể mua được căn hộ. Trong đó, việc chọn lựa nội thất khách hàng sẽ được tự chọn lựa tùy tài chính. Khi bàn giao căn hộ, khách hàng chỉ việc xách vali vào và ở ngay.

Trong 4 năm đàm phán, khó khăn nhất của Thắng Lợi Group khi làm việc với doanh nghiệp Nhật Bản là gì?

Ông Nguyễn Thanh Quyền: Hiện nay, tần suất làm việc của Thắng Lợi với Sumitamo là liên tục, hầu như các cuộc họp diễn ra hằng tuần, việc tự mình thay đổi để thích ứng và chuyên nghiệp hơn là điều cần thiết, vì đội ngũ làm việc trực tiếp hiện nay rất khác với những đội ngũ nhà đầu tư mà Thắng Lợi đã từng làm trước đó. Họ quản lý luôn cả khu vực châu Á, Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Tất cả phải quốc tế hóa.

Rào cản thứ hai đó là sự tiến bộ của họ, sự khác nhau trong cách giao tiếp, văn hóa làm việc.

Và kế hoạch tái cấu chúc doanh nghiệp

Cái bắt tay với Sumitomo làm nên thành công của Thắng Lợi Group - Ảnh 1.

Đoàn lãnh đạo Thắng Lợi Group và lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo thăm quan nhà mẫu tại Nhật Bản. Ảnh: T.L

Trở lại câu chuyện phát triển của Thắng Lợi Group hiện nay, ông có định hướng phát triển trung và dài hạn cho doanh mình như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Quyền: Vừa rồi Thắng Lợi thay đổi chiến lược điều chỉnh lại mục tiêu cho 5 năm, 10 năm tới... Trong 5 năm vừa qua, Thắng Lợi tăng trưởng khá nhanh. Vì vậy, thời điểm vừa rồi đã có sự điều chỉnh về chiến lược, từ định hướng phát triển nhanh chuyển sang định hướng vững bền, chấp nhận chậm lại về vấn đề tăng trưởng để củng cố nội lực.

Đầu tiên cần phải có nguồn nhân lực giỏi mang tính nhân bản. Điều thứ hai là hướng đến tài chính vững mạnh. Sau đó mới nói những đến những chiến lược về công nghệ, thương hiệu, sàng lọc nhân sự, phát triển nhân tài. Và hơn hết là phát triển văn hóa doanh nghiệp, từ đó tạo ra tính kế thừa và tạo ra sức mạnh nội lực bên trong.

Hiện nay thì Thắng Lợi cũng đang sử dụng cái phương pháp nhân bản. Thắng Lợi Home chỉ là công ty thành viên nhưng giá trị vốn hóa hiện nay thậm chí còn cao hơn cả tập đoàn nữa.

Bên cạnh câu chuyện tái cấu trúc về năng lực, nhân sự, sản phẩm, Thắng Lợi Group còn tái cấu trúc về vấn đề nào trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Thanh Quyền: Thắng Lợi sẽ tập trung rất mạnh để tái cấu trúc hệ thống quản trị ngay trong giai đoạn này. Bởi vì khi nhà đầu tư nước ngoài đánh giá quyết định đầu tư họ quan tâm đến 2 thứ là con người và hệ thống rồi mới xem xét đến cơ hội hợp tác khác. Mặc dù đây là câu chuyện dài hơi, cũng tồn tại nhiều khó khăn, thử thách nhưng Thắng Lợi vẫn sẽ tiếp tục kiên định với hướng đi này của mình.

Thắng Lợi Group từng có kế hoạch lên sàn chứng khoán từ lâu, vậy kế hoạch này giờ ra sao thưa ông?

Ông Nguyễn Thanh Quyền: Thực ra Thắng Lợi đã lỡ dịp lên sàn 2 lần. Chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch lên sàn cách đây 5 năm. Năm ngoái thực sự là thời điểm chín muồi để lên sàn nhưng chúng tôi tạm gác lại mục tiêu này. Thực tế, các cổ đông lớn của Thắng Lợi đều không có ý định thoái vốn, thay vào đó, mục đích lên sàn của chúng tôi là để tiếp cận các quỹ đầu tư lớn, huy động những nguồn lực lớn để làm những dự án lớn. Khi đó ban lãnh đạo đánh giá, tập đoàn cần có sự tham gia của một quỹ đầu tư nước ngoài để tăng tính chuyên nghiệp, uy tín của tập đoàn đối với các nhà đầu tư. Trong năm nay, kế hoạch lên sàn của Thắng Lợi tiếp tục bị chậm một nhịp do bị ảnh hưởng sự suy thoái của thị trường chứng khoán, bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch này.

Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện!


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.