Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”?

21/04/2022 10:01
Các cổ phiếu từng được lãnh đạo công khai hô hào như “họ” Louis, Apec, FLC đều đã gần chạm gốc “cây thông” trên đồ thị giá nhưng quá trình dò đáy vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vụ việc ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings bị Cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam do hành vi "thao túng thị trường chứng khoán" lại một lần nữa gợi lại câu chuyện gây tranh cãi khi lãnh đạo doanh nghiệp công khai bàn về cổ phiếu.

Thực tế, nhà đầu tư rất quan tâm đến phát ngôn của lãnh đạo doanh nghiệp về giá cổ phiếu và triển vọng trong tương lai. Bởi, các lãnh đạo chính là người hiểu rõ tình hình doanh nghiệp, cũng là đối tượng có nhiều thông tin về ngành cũng như yếu tố tác động đến tình hình kinh doanh. Không ít nhà đầu tư đã tận dụng các kỳ Đại hội cổ đông hay các hoạt động IR để hỏi về vấn đề này.

Thông thường, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ khá thận trọng khi nói về cổ phiếu chính công ty mình bởi mỗi phát ngôn sẽ liên quan đến vấn đề công bố thông tin, hoặc nghiêm trọng hơn nếu không đúng sự thật thì liên quan đến quy định về làm giá chứng khoán. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam từng không ít lần chứng kiến các lãnh đạo doanh nghiệp mạnh dạn "hô hào" cổ phiếu.

Trường hợp của ông Đỗ Thành Nhân là một ví dụ điển hình, cá nhân này từng có phát ngôn gây sốc về loạt cổ phiếu "họ" Louis. Cụ thể vào sáng ngày 1/9/2021, ông Đỗ Thành Nhân đã đăng lên Facebook cá nhân các chia sẻ về triển vọng giá nhóm cổ phiếu này như "từ đây đến cuối năm BII không được 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái", "Từ đây đến cuối năm: BII không được 3X. TGG không được 4X-5X, APG không được 2X, SMT không được 3X, DDV không được 3X, AGM xuống 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái. Ghi lại làm bằng."

Các chia sẻ này sau đó đã được xóa đi, dù vậy, vẫn được các nhà đầu tư chụp lại và lan truyền trên các nhóm chat đầu tư chứng khoán. Cổ phiếu "họ" Louis vốn đang tăng nóng lại càng gây sốt hơn sau thông tin này. Liên tục tăng trần, các cổ phiếu như TGG, BII, SMT, APG, DDV, AGM,... đều đã tăng bằng lần lên những mức giá khó tin, thậm chí vượt xa dự đoán của ông Nhân chỉ sau khoảng 3 tuần.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tề gang, các cổ phiếu này bất ngờ quay đầu chóng vánh tại đỉnh khi dính nghi án thao túng giá. Dù Louis Capital đã lên tiếng thanh minh sau đó nhưng cũng không thể cứu cho giá cổ phiếu ngừng rơi. Cũng chỉ mất khoảng hơn 1 tháng để các cổ phiếu "họ" Louis đánh mất gần hết thành quả tăng giá trước đó. Bản thân ông Đỗ Thành Nhân sau đó cũng tuyên bố từ bỏ chứng khoán.

Cho đến hiện tại, các cổ phiếu "họ" Louis gần như đã xuống đến gốc cây thông trên đồ thị giá nhưng vẫn đang miệt mài dò đáy với liên tiếp những phiên nằm sàn. Đây có lẽ là cái kết đã được dự báo từ trước khi cổ phiếu bị "bơm thổi" quá đà bởi chính những người điều hành doanh nghiệp.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 1.

Cổ phiếu "họ" Louis ở gốc "cây thông"

Cũng từng "náo loạn" thị trường với mức tăng bằng lần, nhóm cổ phiếu họ Apec gồm API của Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương; IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam và APS của Chứng khoán APEC giờ lại đang miệt mài dò đáy dù lãnh đạo rất nhiệt tình hô hào.

Đơn cử như APS, từ một mức giá "trà đá" cổ phiếu này đã tăng hàng chục lần lên đỉnh lịch sử 59.900 đồng/cổ phiếu (phiên 18/11/2021). Cũng chính thời điểm cổ phiếu đang trên đỉnh huy hoàng, ban lãnh đạo công ty đã gây sốc với màn hô hào cổ đông "quyết tâm gồng lãi" trong buổi họp Đại hội cổ đông trước đó ít ngày.

Một lãnh đạo khác của doanh nghiệp khi đó còn tự tin khẳng định: "Hiện tại, chỉ số P/E của cổ phiếu APS là 6,9 lần, trong khi đó P/E trung bình ngành đang ở mức 18 lần. Như vậy, có thể thấy định giá cổ phiếu APS đang rẻ, có thể tăng trưởng 2-2,5 lần trong thời gian tới".

Trước đó tại Đại hội cổ đông của Apec, lãnh đạo doanh nghiệp cũng từng hùng hồn tuyên bố, định giá cổ phiếu API có thể lên đến 200.000 đồng/cổ phiếu. "Cổ phiếu API thời gian trước như lò xo bị nén đang chờ được bứt phá. Với những tiềm lực sẵn có, mức định giá 200.000 đồng/cổ phiếu cho mã API trong dài hạn không phải là đắt" - ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Apec khẳng định.

Nhà đầu tư đánh đu theo những lời hô hào của lãnh đạo "họ" Apec tại đỉnh đành phải ngậm ngùi nhìn tài khoản "bốc hơi" 50-70% nếu còn "gồng" đến hiện tại. Với làn sóng bán tháo đang càn quét cổ phiếu đầu cơ, đây chưa chắc đã là điểm kết cho chuỗi ngày dò đáy của các cổ phiếu này.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 2.

Nhà đầu tư có còn lãi để "gồng" với "họ" Apec?

Khác với ông Đỗ Thành Nhân, một cá nhân khác cũng vướng lao lý do thao túng thị trường chứng khoán là ông Trịnh Văn Quyết lại hiếm khi chia sẻ về cổ phiếu doanh nghiệp mình trên mạng xã hội. Nhưng thay vào đó, cựu Chủ tịch FLC lại rất "chăm chỉ" hứa hẹn trong các kỳ Đại hội cổ đông và sự kiện ra mắt.

Trong quá khứ, ông Trịnh Văn Quyết từng có hơn một lần cam kết sẽ đưa FLC về mệnh giá, nếu không sẽ… xin phá sản. Lần gần đây nhất vào ngày 18/11/2019, tại buổi ra mắt giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu FHH của FLC Homes, ông Quyết liên tiếp tuyên bố gây sốc: "Tôi khẳng định sẽ không để cổ phiếu FLC dưới mệnh giá trong năm 2020. Giá cổ phiếu FLC sẽ gấp nhiều lần mức hiện tại. Không được 10 lần thì ít nhất phải gấp 5 lần, 7 lần, 8 lần". Hay như "Nếu FLC không về mệnh giá, cổ phiếu của FLC Homes và Bamboo Airways không trên "ba chữ số", tôi sẽ xin phá sản, thương hiệu FLC vứt đi!".

Thực tế, cổ phiếu FLC không kịp về lại mệnh giá trong năm 2020 và phải đến tháng gần hết tháng 3/2021 lời hứa của ông Trịnh Văn Quyết mới thành hiện thực. Nhưng không dừng lại ở đó, cổ phiếu này còn tiếp tục leo dốc và có thời điểm đã vượt 24.000 đồng/cổ phiếu trước khi vụ việc bán chui bị phanh phui ngày 10/1/2022.

Cổ phiếu FLC gần như "rơi tự do" và đánh mất thành quả tăng giá của gần 1 năm chỉ trong khoảng nửa tháng ngắn ngủi. Sau một thời gian "sóng yên biển lặng", cổ phiếu này lại tiếp tục nằm sàn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 3.

Cổ phiếu FLC "rơi tự do"

Một lời hứa khác cũng kéo dài hàng năm trời là của ông Đặng Thành Tâm Chủ tịch Đô thị Kinh Bắc (KBC) và là một trong những người sáng lập Tân Tạo (ITA). Còn nhớ tại kỳ họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của Tân Tạo, ông Tâm từng xuất hiện với tư cách chủ tọa thay chị gái là bà Đặng Thị Hoàng Yến và khẳng định "chắc nịch" rằng cổ phiếu ITA sẽ về mệnh giá trong năm.

Song, thực tế phải đến tận những ngày đầu tháng 11/2021, ITA mới về mệnh giá như tuyên bố của ông Tâm. Không dừng lại, cổ phiếu này còn leo lên đỉnh gần 19.000 đồng/cổ phiếu trước khi quay đầu giảm mạnh. Dù chưa mất mát nhiều từ đỉnh như những cái tên kể trên nhưng ITA cũng bắt đầu có dấu hiệu "đi cầu trượt" với độ dốc ngày càng lớn.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 4.

ITA cũng đang "đi cầu trượt"

Không mất nhiều thời gian như ITA, cổ phiếu TTF cũng từng được ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành cam kết sẽ sớm đưa về mệnh giá tại cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên 2021. Cổ phiếu này thực tế đã vượt mệnh giá sau đó 6 tháng và có thời điểm leo lên trên 17.000 đông/cổ phiếu vào cuối tháng 3 vừa qua.

Tuy nhiên, TTF đã quay xe chóng mặt ngay tại vùng đỉnh và liên tục lao dốc không phanh từ đầu tháng 4 đến nay. Nếu tiếp tục bị bán tháo, không loại trừ khả năng cổ phiếu này sẽ đánh mất hết thành quả tăng giá trong nhiều tháng trước đó trong tương lai gần.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 5.

Cổ phiếu TTF lao dốc không phanh

Tương tự, ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Đầu tư LDG từng chia sẻ tại kỳ họp Đại hội cổ đông thường niên 2021 rằng cổ phiếu LDG đang thấp so với giá trị công ty và thời gian dài chưa có sự tăng trưởng đồng thời có kế hoạch đưa cổ phiếu về mệnh giá trong nửa cuối năm. LDG sau đó không những về mệnh giá mà còn tăng bằng lần sau đó lên đỉnh hơn 27.000 đồng/cổ phiếu vào đầu năm 2022.

Tuy nhiên, LDG cũng không tránh được vết xe đổ của TTF khi quay ngoắt tại đỉnh và liên tiếp rơi mạnh khiến thị giá "bốc hơi" gần một nửa. Nếu không chấm dứt chuỗi lao dốc như hiện tại, khả năng cổ phiếu này chạm đến gốc "cây thông" trên đồ thị giá không phải là điều không thể xảy ra.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 6.

Cổ phiếu LDG giảm sốc

Thực tế, nhận định của lãnh đạo doanh nghiệp chỉ thể hiện kỳ vọng cùng dự đoán cá nhân về triển vọng tương lai. Những dự đoán này mang tính thời điểm có thể bị thay đổi theo diễn biến của thị trường. Do vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư, tránh đua theo những lời hô hào quá đà để ôm về thiệt hại.

https://cafef.vn/cai-ket-nao-cho-cac-co-phieu-tung-duoc-lanh-dao-doanh-nghiep-cong-khai-ho-hao-20220421015752797.chn

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
22 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
3 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
23 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
51 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.