Cấm bán 1.400 loại sữa công thức, Trung Quốc trở thành miền đất hứa cho các hãng sữa ngoại

05/01/2018 10:46
Trong cuộc đại cải tổ ngành công nghiệp sữa trẻ em, Trung Quốc đã loại 1.400 loại sản phẩm sữa công thức cho trẻ em khỏi các kệ hàng, động thái được các thương hiệu sữa quốc tế vô cùng mong đợi.

Theo quy định có hiệu lực từ 1/1, các nhà sản xuất sữa công thức phải đăng ký sản phẩn với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc và phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn trước khi lưu thông ra thị trường. Ngoài ra, quy định mới cũng chỉ cho phép một nhà máy được sản xuất cho ba nhãn hiệu khác nhau và mỗi nhãn hiệu trong đó chỉ được phép sản xuất 3 sản phẩm khác nhau.

Những sản phẩm không được chính phủ Trung Quốc công nhận sẽ bị cấm bán. Đây thường là những sản phẩm của những công ty nhỏ, mang tính địa phương. Những dòng sản phẩm này thường làm dấy lên hoài nghi về chất lượng và độ an toàn, vốn từng làm chao đảo thị trường sữa Trung Quốc và thế giới trong bê bối sữa nhiễm melamin hồi năm 2008 khiến 6 trẻ so sinh tử vong và hàng chục nghìn trẻ khác nhiễm bệnh.

Nhà chức trách Trung Quốc hiện tại chỉ cấp phép cho 940 sản phẩm sữa cho trẻ sơ sinh từ 129 nhà máy, giảm từ 2.300 loại sữa công thức trên thị trường trước ngày 1/1/2018. Biện pháp mạnh tay mới của Trung Quốc phù hợp với lời kêu gọi nâng cao mức sống người dân mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra năm ngoái.

 Các hãng sữa ngoại còn nhiều đất để bành trướng trên thị trường sữa Trung Quốc.

Các hãng sữa ngoại còn nhiều đất để bành trướng trên thị trường sữa Trung Quốc.

Theo Bloomberg, cuộc cải tổ của Trung Quốc sẽ mang tới niềm vui lớn cho các thương hiệu quốc tế như Nestle SA và Danone trong nỗ lực giành thị phần ở thị trường sữa trị giá 20 tỷ USD này. Các tập đoàn đa quốc gia, vốn sở hữu công nghệ hiện đại và các quy chuẩn nghiêm ngặt, sẽ có lợi thế trong cuộc cạnh tranh ở Trung Quốc bởi lòng tin mà người tiêu dùng đã dành cho họ.

Sự bê bối triền miên với sữa Trung Quốc khiến các bà mẹ không ngại chi tiền cho các thương hiệu nước ngoài. Zhou Liwen, một người mẹ 34 tuổi, nhấn mạnh: “Nếu chất lượng tốt, tôi sẽ mua bằng được sản phẩm đó dù giá cao. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc sử dụng các loại sữa công thức của Trung Quốc. An toàn mới là điều quan trọng nhất”.

Tâm lý này giúp Nestle, Danone và Reckitt Benckiser lọt vào nhóm đầu các nhà cung cấp trong thị trường sữa trị giá 20 tỷ USD của Trung Quốc. Tuy nhiên, để gia tăng thị phần, các thương hiệu nước ngoài buộc phải tấn công và chiếm lĩnh thị trường ở những đô thị nhỏ và các vùng nông thôn Trung Quốc, vốn đang bị các thương hiệu sữa địa phương thống trị.

 Niềm tin của người tiêu dùng là lợi thế lớn cho các hãng sữa nước ngoài ở Trung Quốc.

Niềm tin của người tiêu dùng là lợi thế lớn cho các hãng sữa nước ngoài ở Trung Quốc.

Một trong các biện pháp chiếm lĩnh thị trường khả quan là tận dụng các chuỗi bán lẻ như Babemax và Kidswant, vốn đang rất phổ biến ở Trung Quốc. Những loại cửa hàng này xuất hiện cách đây một thập kỷ, thường nằm gần các bệnh viện hay trung tâm sinh sản. Một nửa doanh thu của chuỗi bán lẻ này tới từ sữa công thức.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã bỏ chính sách một con, dẫn tới khoảng 20 triệu em bé chào đời hàng năm. Tốc độ gia tăng trẻ sơ sinh có thể đạt 7%/năm và kéo dài trong ít nhất 5 năm tới. Nó mở ra một thị trường khổng lồ cho các nhà sản xuất sữa. Tuy nhiên, tiềm năng lớn cũng sẽ biến Trung Quốc trở thành chiến trường của các thương hiệu sữa quốc tế, vốn đang có lợi thế so với các thương hiệu địa phương trên thị trường Trung Quốc.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
25 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
17 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.525.635 VNĐ / tấn

80.76 USD / lbs

0.05 %

- 0.04

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
15 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
16 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.