"Cấm" Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào?

30/05/2019 10:23
Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm điện thoại Huawei, người Mỹ thực sự đã có một cơ hội để thoát khỏi mũi súng của Trung Quốc.

Từ câu chuyện Huawei bị Mỹ trừng phạt năm 2019

Đã từ lâu Hoa Kỳ cáo buộc các Tập đoàn kinh tế viễn thông Trung Quốc là những "vòi bạch tuộc" của Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) luồn sâu vào phương Tây nói chung và nước Mỹ nói riêng.

Trong một bài báo đăng hôm 20/4, tờ The Times dẫn nguồn CIA đã không ngần ngại khẳng định Huawei nhận được tài trợ từ PLA và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.

Mặc dù cả CIA lẫn các quan chức Trung Quốc không có phản ứng về bài báo, tuy nhiên Huawei đã nói rằng đây là những cáo buộc vô căn cứ và nặc danh.

Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 1.

Thị phần điện thoại ở của thị trường Mỹ từ 4/2018 tới 4/2019 cho thấy điện thoại Trung Quốc vẫn chưa thống trị được nước này.

Cáo buộc được đưa ra tại thời điểm căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và giữa những lo ngại ở Hoa Kỳ rằng thiết bị của Huawei có thể được sử dụng để làm gián điệp.

Ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia, trong đó có Huawei.

Ngày 20/5, Google đã đình chỉ giấy phép chia sẻ với Huawei. Việc này đồng nghĩa với những điện thoại sử dụng hệ điều hành Android của hãng điện thoại Trung Quốc không thể cập nhật hệ điều hành.

Như vậy là người Mỹ đang lo lắng sự an toàn trên mạng Internet và mạng lưới viễn thông của họ bị đe dọa bởi tình báo và quân đội Trung Quốc.

Cùng với việc bị ngưng chia sẻ bản cập nhật Google, Huawei và một số công ty khác bị cáo buộc sẽ không thể tiếp cận được hệ thống bảo mật của Android trong tương lai.

Câu hỏi đặt ra ở đây là ngoài việc gián điệp, người Trung Quốc có thể làm gì với những thông tin thu thập được từ các thiết bị di động?

Tới người đàn ông bị mắc kẹt tại Tân Cương năm 2018

Ngày 11/10/2018, tờ South China Morning Post đưa một tin ngắn về một "sự cố" được giải quyết chỉ bằng những chiếc điện thoại "Made in China".

Một đàn ông 30 tuổi giấu tên và bạn của anh ta đã tự lái xe vượt qua sa mạc Taklimakan ở khu tự trị Tân Cương và quyết định dừng lại để ngắm cảnh.

Người đàn ông nói trên đi bộ và ngắm cảnh trong khu vực hoang dã, người bạn của anh ta ở lại trên xe và sau khoảng một giờ, người trong xe trở nên lo lắng cho sự an toàn của bạn mình và báo cho cảnh sát.

Cảnh sát từ triển khai các nhóm tìm kiếm nhưng sau khi không tìm ra tung tích người đàn ông họ đã điều tới một máy bay không người lái (UAV).

Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 2.

Một UAV vũ trang của Trung Quốc.

Người bị lạc không có thực phẩm, không có nước, và điện thoại di động không bắt được tín hiệu trên sa mạc, theo một quan chức cảnh sát. Sự việc kết thúc chỉ sau 1 giờ, khi người đàn ông được cho là đã "nhìn thấy máy bay không người lái" và được cảnh sát Trung Quốc giải cứu.

Vấn đề của câu chuyện nói trên là khả năng một người bị lạc được tìm thấy bằng máy bay không người lái là rất thấp, rõ ràng cảnh sát Trung Quốc đã có một công nghệ định vị nhất định trên những chiếc điện thoại mà ngay cả khi nó không kết nối.

Cái chết của Dudaev năm 1996 và câu hỏi về khả năng tấn công của Trung Quốc

Dzhokhar Musayevich Dudayev là Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Chechnya Ichkeria ly khai khỏi Nga năm 1991.

Dudayev là người đã lãnh đạo binh lính Chechnya chống lại Nga trong Chiến tranh Chechnya lần 1 (1994 - 1996). Năm 1995, khi Grozny thất thủ, Dudayev rời dinh Tổng thống, đưa lực lượng của mình di chuyển về vùng núi non hiểm trở miền phía nam tiếp tục chiến đấu.

Ngày 21/4/1996, khi sử dụng điện thoại vệ tinh INMARSAT, vị trí của ông này đã bị phát hiện bởi một máy bay trinh sát Nga và Dudayev đã bị giết bởi tên lửa có laser dẫn đường.

Phong trào ly khai Chechnya kể từ sau khi Dudayev thiệt mạng đã thay đổi theo hướng cực đoan hóa do thiếu người lãnh đạo và dẫn đến thất bại hoàn toàn sau Chiến tranh Chechnya lần 2 (1999-2009).

Cho tới hiện tại, người ta đã xác định loại tên lửa gây ra cái chết của Dudayev nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 "Tochka” (Định danh NATO là SS-21 Scarab) đã có nâng cấp.

Vậy Trung Quốc liệu có thể dựa vào định vị của thiết bị di động và tấn công bằng tên lửa tương tự? Hiện tại Nga không xuất khẩu OTR-21 "Tochka” cho Trung Quốc và việc Trung Quốc tiếp cận hệ thống này từ Nga là điều không thể.

Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 3.

Một hệ thống OTR-21 "Tochka” của Ukraina.

Năm 2016, Trung Quốc tuyên bố họ đã tự sản xuất được phiên bản "nội địa hóa" của hệ thống OTR-21 "Tochka” đó là tên lửa Dongfeng 12 (DF-12). DF-12 dường như có những đặc điểm tương tự, và thậm chí trông bề ngoài rất giống với hệ thống tên lửa 9K720 Iskander của Nga.

Các tên lửa nói trên được sản xuất bằng công nghệ được Trung Quốc tiếp nhận từ Ukraine.

Hệ thống của Trung Quốc được cho là có phạm vi hiệu quả chính thức từ 100 đến 280 km, với phạm vi thực tế có thể lên tới 400 km.

Không giống như Iskander, các tên lửa này được dẫn đường bằng vệ tinh và quán tính với bệ phóng có hai ống phóng kép trên khung gầm xe tải 8x8.

Công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh của Trung Quốc khác hẳn với các tên lửa của Nga (GLONASS) và Mỹ (GPS), nó sử dụng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (BDS).

Cấm Huawei, TT Trump đã đưa Mỹ ra khỏi mũi súng của Trung Quốc ngoạn mục như thế nào? - Ảnh 4.

Trung Quốc đã phát triển và vận hành hệ thống định vị BDS kể từ năm 1994 (Ảnh BBC).

Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và OnePlus hiện đã tương thích với BDS, trong khi đó Apple đã không thêm hệ thống này vào dòng sản phẩm iPhone.

Dự kiến Trung Quốc sẽ phóng tới 35 vệ tinh trên quỹ đạo để phục vụ cho BDS vào năm 2020.

Việc "cấm" hàng loạt điện thoại Trung Quốc thâm nhập Mỹ được cho là một giải pháp tình thế nhưng rất ngoạn mục khi BDS được cài đặt trên điện thoại di động giá rẻ đang biến người Mỹ trở thành những mục tiêu di động nằm trước mũi súng của Trung Quốc.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
12 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
12 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
13 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
14 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
14 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.