Cần 9.000 tỷ đồng để tạo dựng nhà ở xã hội

14/08/2022 08:43
TS.KTS Hồ Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng cho rằng cần bổ sung nguồn vồn đầu tư 9.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để tạo dựng nhà ở xã hội nhằm giải quyết tồn tại nhiều dự án không thể triển khai do thiếu hụt nguồn vốn.
Cần 9.000 tỷ đồng để tạo dựng nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Ông Hồ Chí Quang, Phó vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng). Ảnh: PV.

Thực trạng và đề xuất định hướng chung

Mặc dù có thể nói nước ta đã phát triển nhanh công nghiệp hoá, tuy nhiên chủ trương tích hợp các khu công nghiệp với các khu dịch vụ, khu đô thị được xác định quá chậm, gây thiếu "sức sống" cho khu công nghiệp. Sự phát triển của khu công nghệ cao không được chú trọng như một trọng điểm nên khu công nghiệp không kết nối được với hoạt động công nghệ cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trước đây, một số bộ ngành, Bộ Công Thương, KH&ĐT..v.v... và các tỉnh, địa phương đang phát triển công nghiệp khá thuần túy - thu hút đầu tư và thu ngân sách chứ chưa có tầm nhìn quy hoạch thành hệ sinh thái bền vững Con người - Sản xuất - Thiên nhiên.

Căn cứ nhiệm vụ của Bộ Xây dựng về quản lý nhà nước, có một số đề xuất, định hướng chung như sau:

Thứ nhất, để xây dựng tư duy- hệ thống lý luận về phát triển Quy hoạch đô thị - Kinh tế xã hội qua việc thúc đẩy khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp thế hệ mới với tính cộng sinh để tạo thành một hệ sinh thái bền vững là cần thiết và cấp bách lớn đối với việc phát triển, nâng cấp khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, tập trung đến quyền lợi công đồng người dân, công nhân lao động. Cần bổ sung thêm các quy định cụ thể đối với nhà ở công nhân, phù hợp các quy định pháp luật và thông lệ quốc tế.

Tại Đại hội của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organisation) Phiên họp thứ 45 vào ngày 7/6/1961 đã ban hành "Khuyến nghị về Nhà ở cho Công nhân - 1961". Mục tiêu của chính sách quốc gia là thúc đẩy, trong khuôn khổ chính sách chung về nhà ở, việc xây dựng nhà ở và các tiện ích cộng đồng liên quan nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có được chỗ ở đầy đủ và tươm tất người lao động và gia đình của họ. Chú ý đến việc duy trì, cải thiện và hiện đại hóa các khu nhà ở hiện có và các công trình cộng đồng liên quan.

Trong thời gian tới, cần phải tập trung nghiên cứu lý luận quy hoạch xây dựng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo hướng: "Cộng sinh công nghiệp - Industrial and urban symbiosis". Việc này phải được luật hóa và có sự phối hợp, đồng lòng của quản lý nhà nước, nhóm các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, huy động các nguồn lực xã hội, các nhà khoa học để nghiên cứu và thực hiện.

Kinh nghiệm Quốc tế

Hiện nay, châu Âu đã triển khai thực hiện các giải pháp cộng sinh đô thị - công nghiệp để sử dụng năng lượng, nước, chất thải công nghiệp và các sản phẩm phụ ở quy mô khu vực.

Để đạt được các kết quả mong đợi, đối với các chủ đề cụ thể, hợp tác quốc tế rõ ràng là không bắt buộc nhưng lại được chính phủ các nước EU nỗ lực tạo liên kết không chỉ trong EU, mà còn đạt được thoả thuận với một số khu vực hoặc quốc gia để kết nối quốc tế và bổ sung thêm chuyên môn và giá trị cụ thể cho các hoạt động.

Mục tiêu phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Xanh của châu Âu, các hoạt động nghiên cứu và đổi mới phải tuân thủ nguyên tắc "không gây tổn hại đáng kể" (theo Điều 17 của Quy định số 2020/852 về việc thiết lập một khuôn khổ để tạo điều kiện đầu tư bền vững, Quy định phân loại của EU).

Các chủ đề phục vụ các mục tiêu này cơ bản được cấu trúc như sau: Sản xuất xanh, linh hoạt và tiên tiến; Công nghệ kỹ thuật số tiên tiến cho sản xuất; Hướng đi mới để xây dựng, thúc đẩy sự thay đổi đột phá trong xây dựng đô thị - công nghiệp sinh thái; Tập trung với kinh tế tuần hoàn, một bước đệm hướng tới sự trung hòa về khí hậu và tính tuần hoàn trong ngành công nghiệp; Tạo điều kiện luân chuyển các nguồn tài nguyên trong các ngành công nghiệp chế biến, bao gồm chất thải, nước và CO2/CO; Tích hợp Năng lượng tái tạo và Điện khí hóa trong ngành công nghiệp chế biến.

Đề xuất giải pháp cụ thể với nhà ở cho công nhân các KCN hướng tới năm 2030

Từ thực tiễn nước ta và kinh nghiệm quốc tế, đề xuất giải pháp như sau:

a) Về thể chế, chính sách

Cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách về nhà ở cho công nhân, người lao động tại các KCN, KCX: nhóm nhà ở công nhân cần tách riêng với nhóm 10 đối tượng phát triển nhà xã hội, cũng như xây dựng bổ sung các quy định riêng đối với hệ thống nhà ở, phúc lợi cho công nhân trong pháp luật về Đất đai, Nhà ở và liên quan. Ban hành quy chế sử dụng nguồn tiền thu được từ 20% quỹ đất trong các dự án khu đô thị, dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà xã hội.

Xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ giá để công nhân có đủ điều kiện mua, thuê nhà với đầy đủ công trình phúc lợi kèm theo. Thu hồi các quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân đang được sử dụng sai mục đích, hoặc chủ đầu tư cố tình chậm tiến hành. Cần cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính cho quy trình đầu tư dự án nhà ở xã hội mà hiện tại không khác nhà ở thương mại là bao, trong khi giá bán và lợi nhuận mang về lại thấp hơn nhiều. Điều này khiến doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không mặn mà tham gia đầu tư.

Tổng kết, tìm ra giải pháp, nỗ lực thực hiện mục tiêu cụ thể ngắn hạn 2022 - 2025 và tới 2030, kế thừa hoàn chỉnh, phát triển từ Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, KCX” tại Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 và Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các KCN, KCX" của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành.

b) Về Quy hoạch - Kiến trúc

Làm rõ và luật hóa khái niệm "đô thị công nghiệp" và đưa ra các tiêu chí quy hoạch bền vững, bản sắc để xây dựng các mô hình "khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ" đồng bộ, gắn với phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu riêng cho công nhân lao động các KCN, kể cả chuyên gia và lao động chất lượng cao.

Thí điểm mô hình phát triển quy hoạch xây dựng tích hợp KCN với dân cư tương đồng (như Singapore), qua đó có thể đánh giá tính khả thi và giá trị đem lại cho các địa phương.

Bổ sung trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng các chỉ tiêu về quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu đất ở, công trình công cộng có tính chất đặc thù là thiết chê công đoàn phục vụ công nhân trong các KCN và KCX. (Thiết chế công đoàn chưa có định nghĩa chính thức, hiện đang được hiểu là một tổ hợp công trình phục vụ cho người lao động, trong đó có nhà ở và các công trình dịch vụ phúc lợi công đoàn như siêu thị, nhà trẻ, nhà văn hóa đa năng, công trình văn hóa, thể thao).

Cần sớm nghiên cứu ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình về nhà ở công nhân, nhà trẻ, siêu thị và các công trình văn hóa, thể thao của thiết chế công đoàn tại các KCN, KCX, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm phong tục tập quán và nhu cầu của đoàn viên, công nhân lao động; thích ứng biến đồi khí hậu các vùng miền.

c) Về khoa học kỹ thuật xây dựng

Khẩn trương nghiên cứu, ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở cho công nhân, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới... nhằm giảm giá thành, cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX.

d) Về tài chính

Cần bổ sung nguồn vồn đầu tư từ ngân sách nhà nước phải bố trí được 9.000 tỷ đồng để tạo dựng nhà ở xã hội (hiện ngân sách bố trí mới chỉ 2.163 tỷ, khoảng 24% so với nhu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội) để giải quyết tồn tại nhiều dự án nhà xã hội không thể triển khai do thiếu hụt nguồn vốn. Cần có chính sách khuyến khích để phát triển nhiều tổ chức, quỹ cho vay để phát triển nhà ở cho công nhân KCN như quốc tế (như Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp).

(TS.KTS Hồ Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc, Bộ Xây dựng)

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
23 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
23 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
23 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
1 ngày trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
1 ngày trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Đây là những mẫu mới ra mắt đã nhận ngay 5 sao an toàn từ Euro NCAP phiên bản khắt khe hơn
1 ngày trước
Kể từ khi Euro NCAP thay đổi tiêu chí, việc đạt được 5 sao an toàn tối đa trở nên thách thức hơn.
Tấm xi măng Thái Lan SCG Smartboard Ultra - Sản phẩm xanh cho công trình bền vững
1 ngày trước
Cùng với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, SCG, Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức công bố Tấm xi măng SCG Smartboard Ultra tại Việt Nam. Đây là sản phẩm tấm xi măng thân thiện với môi trường nhờ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, giảm lượng carbon trong quá trình sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn xanh bền vững.
Đường dây sản xuất tân dược giả 'khủng' tồn tại nhiều năm trách nhiệm thuộc về ai?
1 ngày trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả hoạt động trên phạm vi toàn quốc, thu giữ gần 10 tấn thuốc và nguyên liệu giả thu lời bất chính lên tới 200 tỷ đồng, đồng thời khởi tố 14 đối tượng. Chuyên gia luật đã lên tiếng, cảnh báo về lỗ hổng trong quản lý dược phẩm và vai trò giám sát thị trường của cơ quan chức năng.
Việt Nam trồng được một loại ‘sản vật’ đắt đỏ thứ 3 thế giới: Mỹ, Hà Lan liên tục săn lùng, chỉ có rất ít quốc gia sở hữu
1 ngày trước
Loại cây này chỉ mọc tại số ít quốc gia và phải ít nhất trên 3 năm mới có thể thu hoạch.