Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng

06/04/2022 17:28
Trong những ngày qua, công chúng quan tâm di sản thành phố Hà Nội đã không khỏi ngỡ ngàng và tiếc nuối khi tòa nhà 2 tầng kiến trúc Pháp địa chỉ 61 Trần Phú, nằm giữa bốn con đường Hùng Vương - Trần Phú - Lê Trực - Nguyễn Thái Học, khu vực gần quảng trường Ba Đình bị dỡ bỏ, nhường chỗ cho dự án cao ốc. Bí thư thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng hiện đã chỉ đạo tạm dừng thi công công trình
Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Với khuôn viên rộng 9.078 m2 bao gồm 4 dãy nhà 2 tầng mái ngói, đây là công trình nhà máy cũ được xây dựng từ năm 1925 vào thời Pháp thuộc trên nền cũ của pháo đài góc Tây Nam thành Hà Nội thời Nguyễn. Dãy nhà mang những nét đặc trưng của thế kỷ 20.

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 2.

Nằm trên khu đất số 61 Trần Phú, dãy nhà ở vị trí đối diện với tòa nhà Văn phòng Quốc hội bên kia đường Trần Phú, cách quảng trường Ba Đình chỉ vài trăm mét. Ảnh: Google Map

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 3.

Kiến trúc độc đáo của toà nhà trước khi bị phá dỡ Ảnh: Tao Van Nguyen

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 4.

Sau khi thực dân Pháp bị đánh đuổi, tòa nhà được sử dụng làm Nhà máy Thiết bị bưu điện. Bức ảnh tư liệu của TTXVN ghi lại khoảnh khắc lịch sử vào tháng 5/1975, khi các chiến sĩ tự vệ Nhà máy Thiết bị bưu điện đang khẩn trương tu sửa nắp hầm trú ẩn Nguồn: TTXVN qua Tuổi Trẻ

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 5.

Trong những năm 2010 - 2019, Công ty cổ phần Thiết bị Bưu điện (Công ty Thiết bị Bưu điện, mã chứng khoán: POT), chủ khu đất, từng dự định xây dựng khu đất này trở thành trung tâm công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu phát triển (R&D).

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 6.

Tuy nhiên, hòa vào làn sóng biến xí nghiệp, nhà máy cũ thành trung tâm thương mại, POT đã quyết định mang khu đất 61 Trần Phú đi góp vốn triển khai dự án bất động sản.

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 7.

Ngày 24/6/2017, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án công trình đa chức năng Postef tại khu đất này. Công ty đã hoàn thiện thủ tục khởi công dự án và chuẩn bị khởi công.

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 8.

Dự án xây dựng trên khu "khu đất kim cương" bao gồm công trình đa chức năng thương mại cao 11 tầng nổi, một tầng tum (chiều cao tối đa 42,9 m), 6 tầng hầm, tổng diện tích sàn 75.329 m2 với mức đầu tư 1.574 tỷ đồng. Khu công trình sẽ được liên danh thực hiện giữa Postef, Công ty CP Liên Việt Holdings và Công ty CP Him Lam.

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 9.

Mặt đối diện Lê Trực đã nhanh chóng bị tháo dỡ để phục vụ thi công

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 10.

Tại một mặt của tòa nhà đối diện Nguyễn Thái Học là bức phù điêu khắc lại hình ảnh đắp nổi hình ảnh dân quân tự vệ bảo vệ Hà Nội trong kháng chiến chống Mỹ. Đây từng là vị trí dân quân Hà Nội bắn rơi máy bay Mỹ vào đúng ngày 19-5-1967.

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 11.

Trả lời báo Tuổi trẻ về sự việc này, ông Martin Rama - giám đốc dự án Trung tâm phát triển đô thị bền vững thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kiêm cố vấn cấp cao ở Ngân hàng Thế giới cho hay:"Chính quyền Hà Nội lẽ ra nên đề nghị các nhà đầu tư tôn trọng môi trường cảnh quan đô thị hơn. Đặc biệt, Ba Đình là một trong những phần có giá trị nhất của TP về mặt di sản châu Âu. Tôi rất mong UBND TP Hà Nội quan tâm hơn tới việc bảo vệ những đặc sắc còn lại của Hà Nội trước khi quá muộn"

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 12.

KTS Trương Ngọc Lân Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng rất ít nhà máy cổ ở Việt Nam hiện nay sánh được với công trình này đồng thời ở cả 2 yếu tố: sự nguyên bản và tính độc đáo trong kiến trúc.

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 13.

Cùng với các công trình liền kề trên đường Trần Phú như Tu viện Carmel (nay là 1 phần bệnh viện St Paul), bệnh viện St Paul, trường nữ sinh (nay là Bộ Tư pháp), nhà máy này đã tạo nên vẻ đẹp đồng bộ cho khu vực về tỷ lệ, chiều cao, phong cách kiến trúc

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 14.
Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 15.

Kiến trúc tòa nhà sắp được xây dựng tại vị trí này đã dấy nên lo ngại cho bộ phần lớn người dân thủ đô

Cận cảnh tòa nhà cổ 4 mặt tiền gần quảng trường Ba Đình vừa bị yêu cầu dừng phá dỡ: Một công ty trên sàn dự định kết hợp Him Lam xây cao ốc trị giá 1.500 tỷ đồng - Ảnh 16.

Ngay trong 6/4/2020, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành của thành phố yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú (quận Ba Đình); đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên. Kết quả thực hiện yêu cầu này phải được báo cáo về Thường trực Thành ủy trước ngày 8/4/2022.

https://cafef.vn/can-canh-toa-nha-co-4-mat-tien-gan-quang-truong-ba-dinh-vua-bi-yeu-cau-dung-pha-do-mot-cong-ty-tren-san-du-dinh-ket-hop-him-lam-xay-cao-oc-tri-gia-1500-ty-dong-20220405213935016.chn

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
24 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
15 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
51 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.