Căn cứ nào xác định bội chi NSNN năm 2018 là 3,7% GDP?

13/11/2017 11:00
Tổng số thu NSNN năm 2018 là 1.319.200 tỷ đồng. Mức bội chi NSNN là 204.000 tỷ đồng, tương đương 3,7% tổng GDP.

Tại Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 do ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký Quốc hội trình bày trước Quốc hội sáng 13/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, nhiều ý kiến ĐBQH cho rằng dự toán thu, chi NSNN năm 2018 về số tuyệt đối đều cao hơn năm 2017, nhưng nếu tính theo tỷ lệ phần trăm huy động từ thuế, phí lại thấp hơn năm 2017.

Tỷ lệ huy động từ thuế, phí năm 2018 dự kiến là 19,7% GDP, giảm so với năm 2017 (20,1% GDP) và thấp hơn mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2016-2020 là khoảng 21% GDP.

Theo giải trình của UBTVQH, điều này có nguyên nhân chủ yếu do sản lượng khai thác dầu thô giảm xấp xỉ 2 triệu tấn, giảm thuế nhập khẩu do cam kết hội nhập, cũng như việc điều chỉnh chính sách thu nội địa chậm hơn dự kiến. Tổng hợp các yếu tố giảm thu nêu trên ước làm giảm mức huy động từ thuế, phí khoảng 0,4-0,5% GDP.

Một số ý kiến ĐBQH đề nghị làm rõ căn cứ xác định mức bội chi NSNN năm 2018 là 3,7% GDP. Về vấn đề này, UBTVQH cho rằng dự toán số thu NSNN năm 2018 mặc dù đã tính ở mức tích cực, nhưng so với nhu cầu chi tiêu vẫn thấp; đặc biệt là nhu cầu bảo đảm nguồn tăng chi đầu tư, thực hiện chế độ, chính sách, chi an ninh, quốc phòng... Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội dự toán bội chi NSNN năm 2018 ở mức 3,7% GDP để bảo đảm nguồn tăng chi đầu tư phát triển.

 Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký Quốc hội.

Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký Quốc hội.

Một số ý kiến ĐBQH cho rằng cơ cấu thu, chi năm 2018 không phù hợp với định hướng kế hoạch. Về vấn đề này, UBTVQH giải trình như sau:

Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2018 tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thu, chi NSNN theo hướng bền vững theo Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính - NSNN 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, trong đó: tỷ trọng dự toán thu nội địa trong tổng thu đã tăng từ mức 81,7% năm 2017 lên mức là 83,3% năm 2018 (mục tiêu đến năm 2020 đạt 84-85%). Tỷ trọng dự toán chi ĐTPT trong tổng chi tăng từ mức 25,7% năm 2017 lên mức 26,2% năm 2018 (mục tiêu là 25-26%), tỷ trọng dự toán chi thường xuyên giảm từ mức 64,9% năm 2017 xuống mức 64,1% năm 2018 (mục tiêu đến năm 2020 dưới 64%).

Có ý kiến ĐBQH đề nghị làm rõ dự toán chi NSNN đã bảo đảm các tỷ lệ chi cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề; văn hóa, thông tin; khoa học và công nghệ, y tế, môi trường. UBTVQH cho rằng, mới chỉ thực hiện phân bổ chi thường xuyên theo các lĩnh vực.

Cụ thể: chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề (gồm cả chi giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và nguồn cải cách tiền lương lĩnh vực này) đạt khoảng 15,5% tổng chi NSNN, tương đương 77,5% mức phải bố trí theo yêu cầu để đạt tỷ trọng trên; chi thường xuyên lĩnh vực khoa học và công nghệ (gồm cả chi khoa học và công nghệ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng và chi từ nguồn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ) đạt 1,2% tổng chi NSNN, tương đương 60% mức phải bố trí theo yêu cầu; chi thường xuyên lĩnh vực văn hóa, thông tin (gồm cả chi văn hóa thông tin trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng) đạt xấp xỉ 0,9% tổng chi NSNN, tương đương 50% mức phải bố trí; đối với lĩnh vực y tế, tốc độ tăng chi thường xuyên trên 11%, đã cao hơn tốc độ tăng chi NSNN là 9,5%.

Với các mức đã bố trí chi thường xuyên từng lĩnh vực trên đây, thì yêu cầu bố trí chi đầu tư còn lại cao nhất là 50% nhu cầu đối với lĩnh vực văn hóa, thông tin; lĩnh vực khoa học và công nghệ là 40% và lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề (với quy mô lớn nhất) chỉ còn 22% nhu cầu. Riêng lĩnh vực môi trường, mặc dù điều kiện NSNN còn nhiều khó khăn, nhưng chi sự nghiệp (chi thường xuyên) về môi trường đã đảm bảo đúng quy định, năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối; tỷ lệ đạt 1% tổng chi NSNN theo đúng Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị.

Do vậy, nếu tính cả chi đầu tư phát triển cho các lĩnh vực giáo dục, văn hóa sẽ bảo đảm gần sát tỷ lệ theo quy định.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
9 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
8 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
4 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
5 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
6 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Tin cùng chuyên mục

Giá iPhone cũ tại Việt Nam gây bất ngờ
8 giờ trước
Hiện tại, giá iPhone Pro Max cũ giảm sâu, thu cũ lên đời được trợ giá thêm đến 4,5 triệu đồng.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
8 giờ trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Toyota bán nhiều xe gần gấp đôi trong tháng 3/2025: Yaris Cross tăng 4 lần, Vios, Corolla Cross đều tiêu thụ tốt
11 giờ trước
Tháng 3/2025, Toyota Việt Nam bán tổng cộng 5.455 xe các loại, bao gồm cả Lexus.
Những mẫu xe Mỹ nào được giảm thuế nhập khẩu từ tháng 4?
13 giờ trước
Dù thuế nhập khẩu giảm nhưng nhiều mẫu xe nhập Mỹ đang trong tình trạng tạm dừng.