Cần đầu tư 10-12 tỷ USD cho 4-5 GW điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam

21/11/2021 10:47
Việt Nam có thể phát triển từ 5-10 GW gió ngoài khơi đến năm 2030, tạo ra khoảng 60 tỷ USD tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Theo phương án tính toán mới nhất của Bộ Công Thương tại dự thảo quy hoạch điện VIII, công suất nguồn đặt điện gió ngoài khơi (offshore) đến năm 2030 là 4 GW.

Với mức công suất này, tỷ trọng điện gió ngoài khơi trong hệ thống điện khoảng 2,6% vào năm 2030 và tăng lên gấp hơn 4 lần (10,8%) vào năm 2045.

Tính toán mới cập nhật vào tháng 11/2021 của dự thảo quy hoạch điện VIII, cũng đưa ra kịch bản đến năm 2035, công suất nguồn đặt điện gió ngoài khơi là 10 GW, tăng lên 23 GW vào 2040, và đạt 36 GW năm 2045. 

Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi sẽ tập trung phân bổ chủ yếu ở miền Bắc, miền Nam.

Trước đó, tại dự thảo quy hoạch điện VIII được Bộ Công Thương đưa ra hồi tháng 3/2021, khái niệm điện gió ngoài khơi được định nghĩa một cách rõ ràng, đó là các dự án điện gió tại khu vực có độ sâu đáy biển từ 20 m trở lên, mục tiêu công suất loại hình năng lượng này khoảng 2-3 GW đến năm 2030, tương đương 1,5-2% tổng nguồn điện.

Ở lần cập nhật mới nhất trong tháng 11 này, công suất nguồn của điện gió ngoài khơi đã tăng 1-2 GW so với phương án tính toán đưa ra vào tháng 3. Trong các kiến nghị đưa ra trước đây, các hiệp hội năng lượng đều đề xuất nhà chức trách nâng công suất nguồn điện gió ngoài khơi, trong dự thảo quy hoạch điện VIII lên khoảng 10 GW vào năm 2030.

Tại cuộc họp góp ý về dự thảo quy hoạch điện VIII ngày 19/11, ông Mathias Hollander, Quản lý cấp cao của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, Việt Nam có thể phát triển từ 5-10 GW gió ngoài khơi đến năm 2030, tạo ra khoảng 60 tỷ USD tổng giá trị gia tăng cho nền kinh tế.

Nhờ có nguồn điện gió mạnh, các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam có thể đạt hệ số công suất lớn hơn 50% - tương đương với hệ số công suất của thủy điện. Theo ông Mathias Hollander, hiện các công nghệ của điện gió ngoài khơi đang được cải tiến với tốc độ nhanh hơn, so với công nghệ áp dụng cho các nguồn năng lượng khác, vượt xa dự báo của Chính phủ các nước.

Ngoài ra, loại hình năng lượng này còn có khả năng chạy phụ tải nền, có tính đoán định cao hơn so với các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi sạch khác, đồng thời hỗ trợ an ninh năng lượng.

Thực tế, mỗi tuabin điện gió ngoài khơi được xây dựng thì có 15 triệu euro giá trị kinh tế được tạo ra, trong khi công nghệ ngày càng cao sẽ giúp chi phí đầu tư các dự án năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn so với điện than. Chi phí điện quy dẫn điện gió ngoài khơi từ 255 USD một MWh vào năm 2013, đã giảm khoảng 60% vào năm 2020, và dự kiến chỉ còn 1/5 (mức 58 USD một MWh) vào năm 2025.

Theo tính toán của GWEC, 4-5 GW điện gió ngoài khơi đầu tiên tại Việt Nam sẽ cần được đầu tư 10-12 tỷ USD. Tuy nhiên, với lợi thế điện gió ngoài khơi là nguồn tài nguyên vô tận, sau khi xây dựng không cần bỏ chi phí để nhập khẩu nhiên liệu như điện than, khí..., điều này sẽ giúp giảm 650-800 triệu USD tiền nhiên liệu nhập khẩu, cân bằng thương mại.


Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
7 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
6 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
6 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
5 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
4 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.660.376 VNĐ / thùng

64.78 USD / bbl

7.64 %

- 5.36

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.571.668 VNĐ / thùng

61.32 USD / bbl

8.41 %

- 5.63

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.700.720 VNĐ / m3

3.89 USD / mmbtu

6.02 %

- 0.25

Than đá

COAL

2.547.682 VNĐ / tấn

99.40 USD / mt

1.58 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

"Át chủ bài" thế chân xe xăng của Honda tại Việt Nam chốt giá bán: Thấp nhất 26,9 triệu đồng, thuê pin 350.000 đồng/tháng - không giới hạn km
11 giờ trước
Honda ICON e: - mẫu xe máy điện đầu tiên của Honda tại thị trường Việt sẽ được mở bán vào ngày 12/4/2025.
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp, RON 95 sát mốc 21.000 đồng/lít
17 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (4/3), giá xăng tăng 340 - 490 đồng/lít.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
19 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
1 ngày trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.