Cần giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho doanh nghiệp taxi sau… “bão dịch”

23/04/2022 10:41
Trước dư chấn quá lớn của dịch bệnh COVID-19, cộng thêm giá xăng, dầu tăng cao, nhiều ý kiến đề xuất, cần sớm có giải pháp căn cơ, cụ thể để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp taxi…

Theo số liệu thống kê, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 , chỉ trong 2 năm vừa qua, số lượng phương tiện rút lui khỏi các doanh nghiệp vận tải bằng xe taxi lên tới hơn 12.000 xe (từ 79.360 xe năm 2019 cho đến nay con số này chỉ còn 67.040 xe).

Ngay tại Thủ đô, số liệu thống kê của Hiệp hội Taxi Hà Nội cho thấy, mức độ sụt giảm lớn về lượng xe taxi đang hoạt động, cụ thể, năm 2019 trên địa bàn thành phố có 15.000 xe taxi hoạt động; tuy nhiên đến năm 2020 con số này là 13.000 xe, năm 2021 khoảng 11.000 xe và quý II/2022 là gần 10.000 xe, dự kiến số lượng xe taxi sẽ giảm xuống gần 50% so với năm 2019.

Thực tế, trước những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, các loại hình vận tải hành khách nói chung và vận tải hành khách bằng xe taxi nói riêng đã rơi vào trạng thái “đóng băng” trong thời gian dài. Sau khi thực hiện những biện pháp hoạt động trong trạng thái bình thường mới, taxi dần hoạt động trở lại và bắt đầu tăng tần suất hoạt động của các đầu xe. Tuy nhiên, do dư chấn quá lớn, cộng thêm giá xăng, dầu tăng cao khiến cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hành khách này vẫn đang đi theo chiều hướng xấu.

Thông tin với báo chí, đại diện Công ty quản lý G7 taxi cho rằng, đi kèm sự tăng tiến của chi phí các hoạt động dân sinh, xã hội, giá xăng, dầu tăng liên tiếp từ đầu năm càng khiến cho người lao động và các doanh nghiệp điêu đứng. Hiện tại, đời sống của cán bộ, công nhân viên của hãng gặp nhiều khó khăn vì nguồn thu nhập tỷ lệ nghịch với chi phí phát sinh sau thời gian nghỉ dịch.

Không chỉ G7, đại diện hãng taxi Mai Linh cũng cho biết, doanh nghiệp đang phải gồng mình khi gánh chịu các loại chi phí. Giá nhiên liệu cộng hưởng với những chi phí khác trong mùa dịch thực sự khiến doanh nghiệp khó khăn. Nhất là khi theo tính toán, tỷ lệ 30 - 35% cấu thành chi phí hoạt động đến nay đã không còn phù hợp, thay vào đó, tỷ lệ này đã tăng thêm trên 13%.

Doanh nghiệp vận tải “méo mặt” vì giá xăng dầu

Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp taxi, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội - Nguyễn Công Hùng cho hay, hiện nay, nhu cầu của người dân còn thấp nhưng doanh nghiệp vẫn phải cho xe hoạt động trở lại để giữ thị trường. Tuy nhiên, việc gắng gượng có lẽ không thể kéo dài khi giá xăng, dầu tăng cao, trong khi doanh thu của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 15 - 20% thời điểm trước dịch.

Cần giải pháp căn cơ để “gỡ khó” cho doanh nghiệp taxi sau… “bão dịch” - Ảnh 1.

Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị, các cơ quan có trách nhiệm cần xem xét, mở rộng chính sách hỗ trợ, kéo dài thời hạn nộp thuế, bảo hiểm xã hội năm 2021 - Ảnh minh họa

Để hạn chế số lượng doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường, kéo theo vấn đề việc làm của hàng ngàn người lao động, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị, các cơ quan có trách nhiệm cần xem xét, mở rộng chính sách hỗ trợ, kéo dài thời hạn nộp thuế, bảo hiểm xã hội năm 2021.

Bên cạnh đó, cơ cấu trả nợ cần chia dần trong 6 tháng, để doanh nghiệp vừa trả nợ định kỳ và trả nợ cơ cấu (2 lần). Thời gian cơ cấu và hình thức trả nợ do 2 bên thỏa thuận nhưng thời gian trả nợ cơ cấu không quá 31/12/2022, Ngân hàng Nhà nước nên cho phép các ngân hàng, tổ chức tín dụng kéo dài thời gian cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thêm 2 năm.

Ngoài ra, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng cho rằng, trong thời gian vừa qua, giá xăng, dầu liên tục tăng, vì vậy, cần xem xét tạm dừng thu 3.800 đồng vào Quỹ bảo vệ môi trường, để góp phân ổn định lại chỉ giá cước vận tải trên thị trường. Đồng thời, tạm dừng thu phí bảo trì đường bộ, các quỹ công đoàn, tử tuất... xem xét và cân nhắc giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng, áp dụng từ 01/01/2023, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.

Còn theo ông Nguyễn Anh Quân - Giám đốc Công ty quản lý G7 taxi, thời gian qua, các giải pháp hỗ trợ tài chính qua hệ thống BHXH phần nào giúp người lao động giảm được áp lực. Song, về lâu dài, các phương án hỗ trợ cần mang phải tính chất cơ bản, có giá trị lâu dài và bền vững hơn mới tạo cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải cơ hội phục hồi sau khi chịu quá nhiều tác động của yếu tố khách quan.

Ông Nguyễn Anh Quân cho rằng, hiện nay, các chính sách hỗ trợ chưa được rõ ràng, cụ thể. Do đó, Chính phủ, các bộ, ban ngành cần vào cuộc một cách quyết liệt hơn, chỉ với một hoặc hai gói chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp và người lao động có thể giải quyết tình thế trước mắt, nhưng về lâu về dài, cơ quan quản lý cần mạnh dạn hơn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái cơ cấu.

Trước những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp vận tải nói chung và các doanh nghiệp taxi nói riêng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - Nguyễn Văn Quyền đề xuất, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, Chính phủ cần miễn phí bảo trì đường bộ đến hết năm 2022 thay vì giảm 30% để kích cầu cho doanh nghiệp vận tải.

Được biết, dù đã được giảm 2% thuế song các doanh nghiệp kinh doanh vận tải vẫn phải đối diện với rất nhiều hệ lụy, thách thức và đứng trước nguy cơ phá sản nếu không được bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.834.475 VNĐ / thùng

74.50 USD / bbl

-0.51 %

- -0.38

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.744.329 VNĐ / thùng

70.84 USD / bbl

-0.45 %

- -0.32

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.563.780 VNĐ / m3

2.34 USD / mmbtu

-0.18 %

- 0.00

Than đá

COAL

3.434.978 VNĐ / tấn

139.50 USD / mt

0.36 %

+ 0.50

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 20/9: Đồng loạt tăng mạnh
11 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 20/9 trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng trong bối cảnh nguồn cung dầu thô đang bị gián đoạn.
Giá xăng tăng trở lại, RON 95 vượt 19.700 đồng/lít
16 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (19/9), giá xăng trong nước tăng từ 50 - 130 đồng/lít.
Giá xăng "đứt mạch" giảm, giá dầu đang rẻ nhất trong năm chỉ hơn 17.000 đồng/ lít
1 ngày trước
Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ ngày 19/9, trong đó giá xăng tăng trở lại, giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng giảm phiên thứ 5 liên tiếp.
Thị trường ngày 19/9: Giá dầu và vàng giảm dù Fed hạ mạnh lãi suất
1 ngày trước
Việc ngân hàng trung ương Mỹ hạ lãi suất 50 cơ bản đã đẩy USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh trong phiên 18/9, từ đó gây áp lực giảm giá đối với dầu và vàng. Tuy nhiên, giá đồng, cao su và đường tăng mạnh trong phiên này.