Cần giám sát nợ xấu từ BOT

29/10/2019 11:14
Nhu cầu vốn càng cao, càng dễ xảy ra rủi ro nợ xấu. Vậy làm thế nào để tránh “vết xe đổ” nợ xấu trong cho vay của một số dự án BOT giao thông, theo các chuyên gia rất cần một cơ chế giám sát chặt chẽ đi kèm cảnh báo sớm.

Tại hội nghị sơ kết 2 năm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và tái cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 vừa diễn ra, NHNN cho biết, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 236.800 tỷ đồng nợ xấu. Mỗi tháng, toàn hệ thống xử lý được 9.600 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với giai đoạn trước khi có Nghị quyết 42 (về xử lý nợ xấu).

Tại hội nghị này, câu chuyện huy động vốn cho các dự án lớn trong thời gian tới và giải pháp tránh vết xe đổ nợ xấu được đề cập. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, với việc hủy đấu thầu quốc tế dự án lớn cao tốc Bắc - Nam, nếu ngân hàng trong nước không hợp vốn thì sẽ không thực hiện được.

Để xử lý “cục máu đông” nợ xấu đang tồn tại và tránh phát sinh trong tương lai, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, giải pháp quan trọng là tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng, cơ chế cảnh báo sớm. Chính phủ quy định, định kỳ 6 tháng NHNN phải báo cáo lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng về kết quả thanh tra, kiểm tra.

“Không thể để kết quả thanh tra, kiểm tra ngành ngân hàng như “hộp đen”. Nếu có sai phạm, thanh tra NHNN không phát hiện, không cảnh báo sớm sẽ phải chịu trách nhiệm. Trước đây, Chính phủ không nhận được báo cáo thanh tra giám sát ngân hàng. Từ ngày tôi họp, tôi yêu cầu NHNN phải báo cáo định kỳ”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Du, quyền Chánh thanh tra, giám sát (NHNN) cũng cho biết, việc thanh tra, giám sát giúp kịp thời phát hiện, cảnh báo rủi ro, sai phạm trong hoạt động ngân hàng. Ông Du dẫn ví dụ, từ năm 2018 đến tháng 8/2019, với gần 2.300 cuộc thanh kiểm tra, NHNN đã yêu cầu tổ chức tín dụng khắc phục tồn tại sai phạm. NHNN cũng có gần 200 văn bản chấn chỉnh, cảnh báo nguy cơ rủi ro sai phạm gây mất an toàn hoạt động tổ chức tín dụng.

Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) cho rằng, để giải quyết nợ xấu, trong đó có nợ xấu từ BOT cần sự vào cuộc quyết liệt của bộ, ngành liên quan theo tinh thần Nghị quyết 42. Các vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết 42 (hướng dẫn của bộ ngành, các bên có liên quan về tạo lập thị trường mua bán nợ, trong đó có cả nợ xấu) cần được thúc đẩy xử lý nhanh hơn.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, cơ chế mua bán nợ xấu vẫn chưa được hoàn thiện. Theo ông Thịnh, tùy vào mức độ nợ xấu, khi bán phải giảm giá. Tuy nhiên, việc này rất có thể vướng vào lao lý, nên không ai dám làm. Ông Thịnh dẫn ví dụ, tài sản thế chấp phải bán 1 tỷ đồng nhưng hiện nay tài sản này xuống giá, chỉ bán được vài trăm triệu đồng. Cán bộ không dám ký để bán và tài sản này vẫn nằm đó. Thực tế về hình sự hóa các quan hệ kinh tế cũng gây trở ngại cho hoạt động thanh lý tài sản đảm bảo.

“Để giải quyết nợ xấu, trong đó có nợ xấu từ BOT cần sự vào cuộc quyết liệt của bộ, ngành liên quan theo tinh thần Nghị quyết 42. Các vướng mắc trong thực hiện Nghị quyết 42 cần được thúc đẩy xử lý nhanh hơn”. TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV


Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
2 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
4 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
6 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
7 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
11 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
12 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
1 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.