Cần kiểm soát nợ xấu sau dịch

28/08/2021 18:33
Trong báo cáo tháng 8-2021 về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá dù tín dụng ngân hàng (NH) mới hoặc được tái cơ cấu cung cấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài nhưng cũng góp phần chuyển giao rủi ro từ khu vực kinh tế thực sang khu vực tài chính.

Theo World Bank, chất lượng khoản vay bắt đầu có dấu hiệu xấu đi ở một số NH. Tỉ lệ dư nợ tín dụng trên GDP đạt mức 136% năm 2019, tăng mạnh lên 146% tính đến cuối năm 2020 làm gia tăng nguy cơ cho các NH do quan hệ của họ với những ngành kinh tế thực bị ảnh hưởng như du lịch, hàng không, có thể cả bất động sản...

Ngoài ra, rủi ro mất khả năng trả nợ tăng lên có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực tài chính theo thời gian. Chưa kể, tỉ lệ an toàn vốn tổng thể của các NH đã giảm từ 11,95% cuối năm 2019 còn 11,1% cuối tháng 6-2021. Những số liệu chung trên có thể che lấp đi nguy cơ dễ bị tổn thương của một số NH thương mại, trong đó có những NH có tỉ lệ an toàn vốn thấp, được thể hiện qua việc thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II...

Cần kiểm soát nợ xấu sau dịch - Ảnh 1.

NH Nhà nước sẽ rà soát, xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm nay và cuối năm 2022. Ảnh: Tấn Thạnh

Thực tế, sau những đợt bùng phát dịch liên tiếp, nhất là đợt dịch từ tháng 4 đến nay, đã ảnh hưởng đến lĩnh vực bán lẻ và một số ngành chế biến, chế tạo. DN và người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Do đó, đã có rất nhiều khách hàng DN và cá nhân kiến nghị NH thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay, cơ cấu nợ để bớt gánh nặng tài chính, trong bối cảnh nguồn thu sụt giảm do dịch bệnh kéo dài.

Tình trạng khách xin dời lịch trả nợ, thậm chí không có khả năng trả nợ, cũng tăng lên khi TP HCM và nhiều địa phương đang giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhiều DN lo ngại nếu được cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng vẫn bị chuyển nhóm nợ sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và tiếp cận vốn tín dụng mới sau này.

Trong bối cảnh như vậy, NH Nhà nước đã nhận ra dưới tác động của dịch Covid-19, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các NH có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm 2021 nên sớm có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng đánh giá thực trạng hoạt động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2022. Trên cơ sở báo cáo của các tổ chức tín dụng, NH Nhà nước sẽ rà soát, xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm nay và cuối năm 2022.

Trong khi đó, các chuyên gia của World Bank khuyến cáo: "Các cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ cần thận trọng với rủi ro nợ xấu đang gia tăng, đặc biệt ở các NH có mức vốn hóa chưa bảo đảm trước đại dịch. Đây là lúc cần thông qua một kế hoạch giải quyết nợ xấu và xây dựng cơ chế rõ ràng để xử lý những NH yếu kém và gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn NH để đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn Basel II".

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng việc NH Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 01 và 03 cho phép giữ nguyên nhóm nợ cơ cấu lại nhưng các NH vẫn trích lập dự phòng rủi ro trong lộ trình 3 năm là một giải pháp phù hợp để kiểm soát nợ xấu.

Đồng thời, thời gian qua, các tổ chức tín dụng cũng chủ động tăng khả năng bao phủ nợ xấu (trên 100%) do tiềm lực tài chính được tích lũy, tăng lên trong thời gian qua. Việc cần làm lúc này, theo TS Cấn Văn Lực, là tiếp tục kiểm soát vốn tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro. Thúc đẩy xử lý nợ xấu khi kinh tế phục hồi và luật hóa xử lý nợ xấu khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hạn nhằm tiếp tục đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu một cách triệt để.

Trong khi đó, với nhiệm vụ của mình, các NH thương mại những ngày này vẫn phải thường xuyên gọi điện, nhắn tin "hối thúc" khách hàng trả lãi vay đúng hạn để không bị chuyển nhóm nợ, làm phát sinh nợ xấu cho NH.

Tin mới

Ở Việt Nam có mẫu xe to ngang CX-5 nhưng ăn xăng 1L/100km, mạnh hơn cả Land Cruiser Prado: Giá thế nào?
20 giờ trước
Với một bình nhiên liệu đầy, mẫu xe này có thể đi được trên 1.300km.
Mercedes-Benz S 450 rao bán 1,8 tỷ đồng: Người bán nói 'tội gì mua C 300', đẳng cấp S-Class 'vẫn khác lắm'
21 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S 450 Luxury có mức giá chỉ ngang ngửa C-Class đời mới, nhưng lại sở hữu nhiều tiện nghi và thiết kế sang trọng vượt bậc.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
21 giờ trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi khủng cho loạt xe máy điện: Giảm tới 5 triệu đồng, chiếc rẻ nhất chỉ còn 14,9 triệu đồng
21 giờ trước
Chính sách này chính thức áp dụng từ ngày 15/4.
Người phụ nữ ở Hà Nội mang 300 chỉ đi bán vào ngày giá vàng vượt 115 triệu, nghe số lãi mà choáng
21 giờ trước
Bà Kim Anh cho biết, nếu không phải thiếu tiền xây nhà mới, bà sẽ không bán số vàng này.

Tin cùng chuyên mục

Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
1 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.
Doanh số xe máy tăng cao trong những tháng đầu năm 2025
1 ngày trước
Các con số thống kê cho thấy thị trường xe máy Việt Nam đang trên đà hồi phục khi vừa đạt doanh số quý I tốt nhất trong 3 năm trở lại.
Xe số độc lạ của Honda chốt giá 70 triệu đồng: Khỏe hơn Future, ăn xăng 1,8 lít/100km
2 ngày trước
Không chỉ sở hữu thiết kế thể thao cùng động cơ mạnh mẽ, "tân binh" xe số nhà Honda còn có giá bán hấp dẫn hơn so với Wave 125i 2025 nhập khẩu Thái Lan.