Cần làm gì để doanh nghiệp Việt không "mất bò mới lo làm chuồng"?

27/04/2021 15:02
ST25 - gạo Việt ngon nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ.

Đây không phải lần đầu tiên các doanh nghiệp Việt vấp ngã trong cuộc chiến bản quyền. Cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, thuốc lá Vinataba và nhiều nhãn hiệu khác đã từng lao đao vì chậm chân trong đăng ký bảo hộ quốc tế. Vì sao tình trạng này liên tục tái diễn?

Nguy cơ mất thêm một thương hiệu Việt

Tất cả các hồ sơ này đều đang trong thời gian thẩm định, nhưng theo lộ trình, chỉ còn ít ngày nữa, đầu tháng 5 là đến thời hạn xem xét phê duyệt đơn của một trong số các công ty đăng ký. Loại gạo Việt, từng đoạt giải ngon nhất thế giới, thành tựu cả một đời nghiên cứu của một giáo sư Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thực sự bị chiếm đoạt bản quyền, chỉ vì chậm chân trong đăng ký nhãn hiệu.

Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, các doanh nghiệp ở Mỹ không thể đăng ký được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 vì đây là "giống gạo" chứ không phải nhãn hiệu.

Còn theo Hướng dẫn thẩm định của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ- USPTO, thẩm định viên sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đối với tên "giống cây trồng".

Hiện chỉ có "giống lúa ST25" được cấp bằng bảo hộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí và nhóm tác giả giống lúa của ông Hồ Quang Cua.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nghệ, cho biết: "Bảo hộ của nhà nước là đối với bản thân lúa giống, chứ không phải là gạo - sản phẩm chế biến sau thu hoạch. Trường hợp này, bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo".

Tuy nhiên, hiện tại trang web chính thức của "Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ" - USPTO cho thấy 1 trong 5 đơn xin đăng ký nhãn hiệu chứa cụm từ "ST25" nộp bởi 4 Doanh nghiệp Mỹ thì đã có 1 đơn đăng ký cho sản phẩm gạo dưới tên của I&T ENTERPRISE, INC. được cơ quan này chấp nhận cho công bố vào ngày 4/5/2021 tới đây, để bên thứ ba phản đối. Điều này có nghĩa là cho đến 3/6/2021, trong vòng 30 ngày theo luật nhãn hiệu của Mỹ, nếu không ai phản đối, Mỹ sẽ cấp độc quyền cho nhãn hiệu "ST25" cho sản phẩm gạo dưới tên doanh nghiệp I&T I&T ENTERPRISE, INC. của Mỹ.

Luật sư Lê Quang Vinh, luật sư Bản quyền và thương hiệu, Công ty luật Bross và Cộng sự, nhận định: "Chúng ta không thể chủ quan cũng không được đánh giá thấp việc bảo hộ nhãn hiệu các sản phẩm của Việt Nam khi mang ra thị trường thế giới bởi ở bất cứ quốc gia nào đều có luật của nước sở tại và chúng ta rất dễ sẽ bị thua nếu như không hiểu và có động thái đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia đó, có thể đúng với luật Việt Nam nhưng không có nghĩa là sẽ đúng với luật của các quốc gia khác".

Nhiều bài học đắt giá về thương hiệu

Đây không phải lần đầu thương hiệu Việt bị đánh cắp ở nước ngoài. Nhìn lại thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tốn không ít chi phí và công sức để giành lại thương hiệu vốn thuộc về mình. Vấn đề này không ngoại trừ một doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào với nhiều bài học đắt giá về thương hiệu.

Năm 2000, Công ty Trung Nguyên bị 1 đối tác đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Trung Nguyên đã phải bỏ ra hàng trăm nghìn USD và 2 năm ròng rã để lấy lại thương hiệu của mình!

Năm 2002, thương hiệu Vinataba - thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã 1 công ty của Indonesia chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean. Vinataba đã phải chi hàng tỷ đồng để giành lại được quyền sở hữu thương hiệu tại một số quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Indonesia.

Nước mắm Phú Quốc cũng bị 1 doanh nghiệp nước ngoài lần lượt đăng ký nhãn hiệu tại châu Âu và Úc năm 2003, tại Mỹ năm 2006 và sau đó là Trung Quốc năm 2011. Cho đến nay chưa ai hủy bỏ được hiệu lực của các chứng nhận nhãn hiệu này, gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho công chúng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.

Gần đây nhất, thương hiệu Phở Thìn đang phải tranh chấp với 1 doanh nghiệp nước ngoài tại Australia. Còn tại Mỹ, thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc vừa may mắn giành chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý với 1 doanh nhân người Hàn Quốc đã nhanh chân đăng ký độc quyền trước đó.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã dần chú trọng và quan tâm hơn đến việc hoạch định chiến lược đăng ký nhãn hiệu của mình ra nước ngoài khi có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, làm thế nào để việc đăng ký nhãn hiệu mang lại hiệu quả cao nhất cho việc kinh doanh mà tiết kiệm chi phí nhất là một bài toán mà không phải doanh nghiệp nào cũng tìm được lời giải phù hợp đối với doanh nghiệp của mình.

Ông Nguyễn Thái Dung, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty thương mại Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi phải ý thức ngay được các sản phẩm của bên mình vừa sản xuất vừa xuất khẩu nên các sản phẩm đều phải có động tác lập tức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để không bao giờ mất đi phần quan trọng nhất của sản phẩm là giá trị thương hiệu trên thị trường".

Đến thời điểm này, tính riêng trong nhóm nông sản đã có 66 nghìn nhãn hiệu được đăng ký, bên cạnh đó số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là gần 90, số lượng tăng dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, câu chuyện gạo ST25 đang bị 4 công ty ở Mỹ nộp hồ sơ đăng ký quyền bảo hộ, sở hữu trí tuệ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự chậm chân của doanh nghiệp Việt trong việc bảo hộ thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nếu không chú trọng đầu tư thích đáng cho bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp Việt sẽ mất cơ hội xuất khẩu và mở rộng thị trường từ các Hiệp định Thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, RCEP… Đây là công việc tốn thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng không thể bị coi nhẹ hơn những con số doanh thu trước mắt.

Khách mời trong chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 26/4 là luật sư Nguyễn Văn Hải - người đã có nhiều năm kinh nghiệm là đại diện sở hữu trí tuệ cho các khách hàng nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời là người đại diện sở hữu trí tuệ cho nhiều Công ty Việt Nam ở nước ngoài, sẽ trao đổi chi tiết về vấn đề này./.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
24 phút trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
10 phút trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
34 phút trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
48 phút trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
36 phút trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.503.332 VNĐ / tấn

1,009.10 UScents / bu

0.23 %

- 2.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.124.122 VNĐ / tấn

287.55 USD / ust

0.12 %

- 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
5 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
6 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
21 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
23 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.