Cần phân loại và không cào bằng chính sách hỗ trợ thuế

14/05/2021 16:00
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Chính phủ ban hành 3 Nghị định giãn thuế và tiền thuê đất hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, điều đó chưa đủ, cần tránh vắt kiệt nguồn thu, công bằng với mọi đối tượng để hướng tới nguồn thu bền vững...

Chỉ trong hơn một năm qua, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định về gia hạn thuế và tiền thuê đất để nhằm hỗ trợ và giải cứu một số khu vực kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh. Đây được cho là “liều thuốc” quý giúp doanh nghiệp hồi sức trong khi bóng đen Covid-19 vẫn tiếp tục bao phủ và tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

"LIỀU THUỐC" HỒI SỨC

Gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP (tạm gọi là Nghị định 52) về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuế đất năm 2021.

Theo đó, người nộp thuế thuộc đối tượng gia hạn, gửi giấy đề nghị gia hạn một lần cho toàn bộ các kỳ của các sắc thuế được gia hạn cùng với thời điểm nộp hồ sơ khai thuế. Dự kiến tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn theo Nghị định 52 lên tới 115.000 tỷ đồng.

Cần phân loại và không cào bằng chính sách hỗ trợ thuế - Ảnh 1.

Trước đó, ngày 8/4/2020, trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP quy định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất và trước nữa là Nghị định 109/2020/NĐ-CP về việc gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Triển khai thực hiện 2 Nghị định này, trong năm 2020, cơ quan thuế đã thực hiện gia hạn cho khoảng 184.900 lượt người nộp thuế với tổng số tiền thuế, tiền thuê đất đã gia hạn khoảng 87.300 tỷ đồng.

Ông Vũ Xuân Bách, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đánh giá, diễn biến dịch bệnh Covid-19 hiện nay còn khá phức tạp, khó lường và chưa dự báo được thời điểm kết thúc. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, nhất là doanh nghiệp có quy mô nhỏ đã phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động.

“Tình trạng sụt giảm doanh số và các giao dịch thương mại bị gián đoạn dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong cân đối nguồn tài chính. Vì vậy, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thông qua cơ chế giãn, hoãn nộp các khoản thuế phát sinh sẽ giúp các doanh nghiệp, cá nhân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh, khôi phục sản xuất kinh doanh là rất cần thiết”, ông Bách bày tỏ.

Còn theo ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, Nghị định 52 vừa không gây hụt thu thuế, vừa hỗ trợ doanh nghiệp rất lớn. “Trong điều kiện thiếu vốn, Nghị định 52 giúp doanh nghiệp không phải đi vay ngân hàng, giảm chi phí vốn vay. Buôn tài không bằng dài vốn”, ông Long nhấn mạnh.

THẾ KHÓ CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI

Là một trong những đơn vị đầu tiên kiến nghị về vấn đề giãn, hoãn nợ thuế, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Tp.Hà Nội đánh giá cao phản ứng nhanh của Bộ Tài chính trong việc ban hành Nghị định 52 trong việc tiếp sức cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Liên cho rằng trong tình thế hiện nay, những giải pháp này ở một số khu vực chưa đem lại nhiều hiệu quả. “Giảm là đúng, là tốt, nhưng với các doanh nghiệp vận tải không có doanh thu, thì có giảm thuế nữa, cũng không giải quyết được vấn đề gì. Doanh nghiệp không có tiền, đang điêu đứng hoàn toàn, ngành vận tải đường bộ đang leo lắt để tồn tại”, ông Liên than thở.

Ông Liên phân tích, đại dịch hoành hành, người dân hạn chế đi lại, hạn chế tham quan du lịch. Sân bay, nhà ga đóng cửa, vì vậy, lượng hành khách tụt dốc thẳng đứng. “Không có khách, doanh thu sụt giảm nhưng doanh nghiệp vẫn phải gánh các chi phí vận hành, phí cầu đường, bến bãi, trả lãi ngân hàng. Đã vậy, quản lý của ngành giao thông vận tải có nhiều vấn đề bất cập, nhiều yêu cầu đòi hỏi ngành vận tải đầu tư nâng cấp trong khi chưa cần thiết”, vị chuyên gia này nói.

Phân tích tác động của các công cụ tài khóa để ứng phó với đại dịch thời gian qua, ông Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, Nghị định 41 năm 2020 kỳ vọng số thuế, phí, tổng tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn dự kiến đối với doanh nghiệp là 174.000 tỷ đồng và đối với hộ cá nhân kinh doanh khoảng 6.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Thành, chính sách vẫn chưa bao quát hết các đối tượng gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng, số thuế phát sinh thấp hoặc thậm chí không có doanh thu nên không phát sinh thuế. Bởi vậy, nhóm đối tượng này hầu như chẳng được hưởng lợi gì.

HỖ TRỢ TỐI ĐA CHO DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

Ông Tô Trung Thành cho rằng, hiện dư địa chính sách tài khóa rất hạn hẹp nên phải hỗ trợ đúng trọng tâm, đúng đối tượng. Trong khi đó, các Nghị định, hướng dẫn chưa tập trung phân loại được các ngành nghề cần hỗ trợ, ngành nghề nào đón nhận cơ hội nhờ đại dịch mà vẫn mang tính cào bằng.

“Cần theo sát nhu cầu của doanh nghiệp, phải chọn lọc và phân loại ngành nghề cần phải hỗ trợ dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch. Đồng thời, cần có cơ sở đánh giá khảo sát tác động của Covid, tránh hiện tượng trục lợi chính sách”, ông Thành nhấn mạnh.

Nhìn xa hơn, ông Bùi Danh Liên cho rằng để có nguồn thu vào ngân sách, chắc chắn phải thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Các bộ, ngành, như Bộ Giao thông vận tải phải sử dụng phương pháp quản lý hiện đại, giảm bớt các thủ tục hành chính, để doanh nghiệp có điều kiện phát triển.

Quay lại với chính sách thuế, ông Liên nêu quan điểm: không nên tận thu thuế. Bộ Tài chính cần nghiên cứu phương pháp thu thuế đối với ngành nghề vận tải theo phương pháp ấn định, thu thuế vận tải theo hợp đồng. Cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xe đăng ký kinh doanh và đóng thuế khoán theo đầu xe tại địa phương...

CHI HIỆU QUẢ, NUÔI DƯỠNG NGUỒN THU

photo-1

PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính"Trong dài hạn, phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, ổn định, tăng trưởng theo chiều sâu. Cải cách chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, tạo sự công bằng, bình đẳng. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, làm ăn có lãi, tránh hiện tượng tận thu, vắt kiệt nguồn thu, rất nguy hiểm".

NÊN GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

photo-2

PGS.TS Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

"Nghị định 52 trên tinh thần giãn, gia hạn thời gian nộp thuế, nhưng mức và thay đổi bản chất chính sách thuế, phí trong doanh nghiệp chưa có đột phá so với năm trước. Chúng tôi đề xuất hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, vì đây là loại thuế có độ phủ rộng, sẽ hỗ trợ đúng những đối tượng doanh nghiệp sụt giảm doanh thu vì dịch".

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
5 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
6 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
6 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
7 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.