Cần sớm tháo gỡ khó khăn cho 11 nhóm, ngành hàng sản xuất công nghiệp

29/07/2021 11:02
Dịch bệnh bùng phát trở lại đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong ngành chế biến, chế tạo khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, chậm giao hàng, ảnh hưởng lớn tới đơn hàng xuất khẩu. Vì vậy, Bộ Công Thương tiếp tục đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất.

Đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân

Trước tình hình khó khăn tại các khu công nghiệp hiện nay, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tiếp tục đề xuất Bộ Công Thương đề nghị Bộ Y tế xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19.

Trong đó, bổ sung đối tượng lao động trong ngành vận tải (lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics lao động tại các cảng biển, cửa khẩu…) là đối tượng ưu tiên được tiêm vaccine. Cục Công nghiệp cho rằng đây là lực lượng tuyến đầu chống dịch và bảo vệ được lực lượng này sẽ đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất.

Đồng thời, kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi mức ưu tiên đối với đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất…) trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh giải pháp ưu tiên tiêm vaccine, Cục Công nghiệp đề nghị các địa phương tùy theo tình hình trên địa bàn để đơn giản hóa các quy định, thủ tục phòng dịch. Trong đó, đơn giản hóa yêu cầu về thời hạn và cách thức xét nghiệm COVID-19 đối với lực lượng tài xế vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. Xem xét gỡ bỏ quy định về định mức số lượng ô tô ra vào địa phương; cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả RT-PCR như nhiều địa phương đang áp dụng.

Đối với lái xe, phụ xe liên tỉnh đã được tiêm vaccine, Bộ Công Thương cho rằng cần cho phép kéo dài thời hạn giá trị của kết quả xét nghiệm âm tính đối với COVID-19; áp dụng test nhanh, test gộp (không áp dụng phương pháp RT-PCR) để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Trong nhóm các giải pháp khác nhằm bảo đảm ổn định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, Cục Công nghiệp đề nghị xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng, nhất là đối với những đơn hàng xuất khẩu trong các ngành hàng như dệt may, da-giày, điện tử.

Các cơ quan Nhà nước đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trong đó ưu tiên tiến hành giải quyết và trả kết quả hành chính online, đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp phía nam, với đặc thù sử dụng nhiều lao động từ các địa phương khác, Cục Công nghiệp cho rằng chỉ nên yêu cầu thực hiện phương châm "1 cung đường, 2 địa điểm", không nên yêu cầu áp dụng phương châm "3 tại chỗ".

Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xác nhận cung đường và địa điểm cho người lao động và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc lây lan dịch bệnh. Đồng thời, cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến phục hồi sản xuất để các doanh nghiệp có kế hoạch về nhân sự, lao động, tài chính để hoạt động trở lại sau dịch bệnh.

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn

Trước đó, thông tin tại cuộc họp ngày 22/7 của Cục Công nghiệp với 11 ngành hàng công nghiệp cho biết khi dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn cung phục vụ sản xuất.

Cụ thể, chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá một số nguyên vật liệu cơ bản phục vụ sản xuất như thép và các nguyên phụ liệu trong các ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm… Bên cạnh đó, việc phát sinh nhiều chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp.

Chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Giá cước container và vận chuyển bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 và chưa hạ nhiệt đang trở thành một trong những thách thức rất lớn với doanh nghiệp cả ở chiều xuất lẫn nhập khẩu.

Các quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể kể đến như các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bị nhiều địa phương đánh giá không phải là "hàng hóa thiết yếu" không được vận chuyển, lưu thông, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp. Hay sự không thống nhất trong áp dụng các quy định về phòng dịch ở các tỉnh, thành khiến phát sinh thêm rất nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Thậm chí, ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, tình trạng trên đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp vận tải ít nhất 100 tỷ đồng/ngày.

Việc áp dụng phương châm "3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 địa điểm" cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Trong khi các doanh nghiệp (phía bắc) đang áp dụng phương châm nêu trên gặp vấn đề về điều kiện ăn ở cho công nhân không đảm bảo, thời gian sinh hoạt ngoài giờ làm việc nảy sinh nhiều phức tạp và có thể có hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu, chi phí xét nghiệm tăng cao, thời gian bắt buộc áp dụng phương châm "3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 địa điểm" có thể kéo dài dẫn đến các bất ổn trong nội bộ doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp phía Nam có số lượng lao động từ các địa phương khác rất lớn, do đó không đủ điều kiện áp dụng phương châm nêu trên và buộc phải đóng cửa tạm thời và chưa có lộ trình để các doanh nghiệp mở cửa lại.

Khó khăn từ nội tại cùng với khó khăn về thị trường cũng tiếp tục được đưa ra trong những tháng tiếp theo. Cụ thể, Cục Công nghiệp dự báo trong thời gian tới, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương về giãn cách xã hội khiến lượng đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất như ô tô, cơ khí, thép… sụt giảm nghiêm trọng.

Còn các nhóm hàng xuất khẩu chủ đạo như điện tử, dệt may và da-giày thì đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác, và đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
6 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
6 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
7 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
8 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
8 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.526.764 VNĐ / tấn

80.80 USD / lbs

0.34 %

+ 0.28

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.
"Không ai ăn táo đỏ như đồ ăn vặt như Việt Nam mình hiện tại", phát ngôn của TikToker khiến MXH bùng nổ tranh cãi
2 ngày trước
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, rất nhiều người phản đối quan điểm này về táo đỏ, tạo nên những luồng tranh luận trái chiều.
Thị trường hoa, quà tặng tri ân thầy cô dịp 20-11 có gì đặc biệt?
2 ngày trước
Giá hoa cao năm nay hơn so với cùng kỳ năm ngoái, song nhiều khách hàng vẫn lựa chọn hoa tươi để làm quà tri ân các thầy cô dịp 20-11