Cần tính kỹ để Luật Thuế thu nhập cá nhân không trở thành áp lực

09/04/2022 15:39
Trong khi giá cả tiêu dùng có nhiều biến động, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế vẫn chưa thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân . Vấn đề này đang nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh nên điều chỉnh căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng để mỗi năm khi tăng mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ cũng tự động tăng theo, thay vì áp mức cố định như hiện nay, không theo kịp thực tiễn cuộc sống.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, nhiều mặt hàng thiết yếu từ lương thực, thực phẩm, xăng dầu liên tục tăng giá ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống nhân dân do phải thắt chặt chi tiêu. Trong khi, theo quy định từ 1/7/2020, mức giảm trừ gia cảnh nâng từ 9 triệu lên 11 triệu đồng/tháng. Đối với cá nhân không cư trú, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%.

Đối với cá nhân cư trú theo 2 trường hợp: Trường hợp 1: Nếu hợp đồng lao động dưới 3 tháng, mức lương chi trả lớn hơn hoặc bằng 2 triệu đồng/tháng. Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 10%. Trường hợp 2: Nếu hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam thì tính theo biểu lũy tiến từng phần 7 bậc.

Chị Đoàn Thanh Huyền, ở quận Cầu Giấy, TP Nội cho biết, mức chịu thuế thu nhập cá nhân hiện nay hơi thấp. “Hy vọng mức chịu thuế thu nhập cá nhân có thể cao hơn để mọi người đều có khả năng tích luỹ cho tương lai nhiều hơn, bởi vì hiện tại giá cả và vật giá leo thang lên cao…”, chị Huyền bày tỏ.

Hiện nay, theo quy định, khi chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20% sẽ phải sửa mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Nhiều ý kiến dẫn chứng, từ tháng 7/2013 đến hết năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới trên 22%, trong đó, nhiều mặt hàng thiết yếu thậm chí đã tăng gấp đôi, gấp 3. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh đã được xem là quá lỗi thời, cần sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế Deloitte Việt Nam nhìn nhận, CPI chỉ là một trong các chỉ số phản ánh mức độ tiêu dùng của nền kinh tế, trong khi Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp rất tích cực để bình ổn CPI trong những năm qua cũng như các chỉ số về lạm phát ổn định, ví dụ CPI trung bình chỉ khoảng 3-4%/năm. Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực, họ sẽ nhìn nhiều hơn đến chỉ số mức thu nhập trung bình của các nhóm đối tượng cá nhân, để có thể tính ra mức tối thiểu bắt đầu đánh thuế cho phù hợp.

“Ở nước ngoài, đặc biệt các nước đang phát triển, họ cho phép cá nhân được trừ thêm các khoản chi phí liên quan đến phúc lợi, tùy theo nhóm đối tượng mà khoản giảm trừ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để Việt Nam có thể thực hiện được sẽ có nhiều trở ngại, vì hiện nay tiêu dùng tiền mặt còn quá nhiều, việc có thể chứng minh được các khoản chi tiêu có phù hợp với đối tượng, cá nhân để có thể đưa vào khoản giảm trừ…còn đang gặp khó khăn”, ông Tuấn lý giải.

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 50 triệu người lao động đang phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Thời gian qua, trong khi giá cả tiêu dùng có nhiều biến động, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế vẫn chưa thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động.

Ông Trần Hải Nam, Phó vụ trưởng vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu ý kiến, Bộ Tài chính đã xây dụng và tính toán mức thuế thu nhập cá nhân dựa trên điều kiện của từng nhóm dân cư trong nền kinh tế. “Nhưng trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ Bộ Tài chính cũng nên tính toán có điều tiết phù hợp cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trong bối cảnh nào các tầng lớp dân cư cũng có đóng góp và chia sẻ khó khăn cho nền kinh tế cho đất nước để đạt mục tiêu chung trong dài hạn”, ông Nam bày tỏ quan điểm.

Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, mức giảm trừ gia cảnh nên điều chỉnh căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng. Thậm chí, cần tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc lên bằng 70% mức giảm trừ của người lao động vì mức 4,4 triệu đồng/tháng hiện nay đã quá lạc hậu.

“Thu nhập của người dân chưa tăng lên trong khi nguồn thu ngân sách đang bị tiết giảm, nên cần phải cân nhắc tiết kiệm ngân sách, chi tiêu dùng. Sức ép đòi hỏi phải tăng giới hạn chịu thuế ở thời điểm này chưa cần thiết, nhưng rất cần thiết phải tính đến thu thuế của các hoạt động kinh doanh có tính chất đầu cơ, ví dụ như bất động sản”, ông Được chỉ ra.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 3 tháng đầu năm nay, khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng hơn 20%, lên tới 50.700 tỷ đồng, hoàn thành gần 1/2 kế hoạch cả năm. Đây là khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân với người làm công ăn lương, người kinh doanh, cá nhân đầu tư chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản...

Theo quy định hiện hành, cá nhân không có người phụ thuộc sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng. Cá nhân có 1 người phụ thuộc sẽ phải nộp thuế nếu có tổng thu nhập trên 15,4 triệu đồng/tháng./.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.