Cẩn trọng với cho vay ngang hàng

06/08/2018 09:43
LS. Trương Thanh Đức - Công ty luật Basico cho rằng, rủi ro lớn nhất của mô hình P2P là lãi suất cao và nếu không trả nợ đúng hạn sẽ chịu “sức ép lớn” khi bị đòi nợ.

Cho vay ngang hàng (P2P lending) là mô hình kết nối trực tiếp giữa người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến. Tại Việt Nam đã xuất hiện một số công ty hoạt động theo mô hình này, song do thiếu hành lang pháp lý nên hoạt động của những công ty này cũng gây ra những lo ngại nhất định cho các bên tham gia. Mới đây, nhiều cảnh báo đặt ra đối với hình thức này khi xảy ra hiện tượng hàng ngàn người ồ ạt rút tiền từ các trang cho vay ngang hàng ở Trung Quốc - ngành công nghiệp P2P lớn nhất thế giới.

Cẩn trọng với cho vay ngang hàng - Ảnh 1.

Cần xây dựng hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng

Trao đổi với một chuyên gia tài chính, ông này cho rằng cho vay ngang hàng là xu hướng toàn cầu và hình thức này có nhiều điểm thuận lợi cho nền kinh tế. Cho vay ngang hàng được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, những DN hoạt động theo loại hình này sử dụng công nghệ Big Data để thu thập tất cả dữ liệu của cả hai phía người cho vay và người đi vay.

Việc thẩm định hồ sơ khách hàng được tiến hành trực tuyến một cách nhanh chóng và rẻ hơn hình thức truyền thống, nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác muốn vay trên nền tảng P2P. Đây được coi là điểm khá ưu việt so với hình thức tín dụng truyền thống của ngân hàng, vì họ có thể nắm giữ và khai thác khối lượng dữ liệu thông tin khách hàng cực lớn, có khả năng kết nối với tất cả các thành phần kinh tế. Với việc trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng phát triển, giới chuyên gia dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục được nhân rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Ths. Tạ Quang Đôn - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (NHNN) chia sẻ, mô hình thanh toán ngang hàng - không qua trung gian là mô hình không có sự tham gia của trung gian tài chính cung ứng dịch vụ thanh toán trong giao dịch giữa người thanh toán và người thụ hưởng. Chính bởi thế, ngày nay với sự phát triển của công nghệ và tiền kỹ thuật số đã cho phép các giao dịch như vậy được thực hiện nhiều hơn. Song, ông Đôn cũng lưu ý việc thực hiện các giao dịch như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là không phải quốc gia nào cũng thừa nhận việc sử dụng tiền kỹ thuật số (như bitcoin) làm phương tiện thanh toán hợp pháp.

Vấn đề hiện nay tại Việt Nam, vẫn chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng. Bản thân cho vay là một trong các hoạt động cấp tín dụng, nhưng với hình thức cho vay ngang hàng, hiện không bị điều chỉnh bởi Luật Các TCTD mà mới chỉ được điều chỉnh theo Bộ luật Dân sự 2015. Thậm chí theo chia sẻ của một chuyên gia, thực tế không có những quy định chi tiết cho vay dưới hình thức nào, lãi suất ra sao, phương thức trả nợ… mà chỉ có những nguyên tắc chung trong giao dịch giữa cá nhân với nhau nên hiện tại Bộ luật Dân sự không đủ quy định với cho vay ngang hàng.

Chỉ ra những rủi ro của mô hình cho vay ngang hàng, LS. Trương Thanh Đức - Công ty luật Basico cho rằng, rủi ro lớn nhất của mô hình P2P là lãi suất cao và nếu không trả nợ đúng hạn sẽ chịu “sức ép lớn” khi bị đòi nợ. Nếu các công ty P2P chỉ đơn giản là môi giới, kết nối giữa người vay và người cho vay, thì khi rắc rối xảy ra, trách nhiệm hoàn toàn do hai bên tự giải quyết. Nhưng nếu công ty P2P tổ chức huy động vốn cho vay thì sẽ vi phạm quy định cho vay của các TCTD.

Quả vậy, hiện ở Việt Nam, chỉ có ngân hàng mới có quyền huy động tiền của dân chúng, các công ty P2P chỉ có nhiệm vụ liên kết trung gian. Thế nhưng các chuyên gia cho rằng cũng không loại trừ khả năng sẽ có thể nảy sinh những công ty huy động vốn bằng nhiều cách, dùng vốn đó cho vay đối với các thành phần kinh tế khác, khi hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cần nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động này; hoặc có thể đưa ra giải pháp sẽ có khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (sandbox). Khi đưa vào sandbox chắc chắn sẽ được tiến hành nhanh, an toàn hơn vì theo chuyên gia “không nên cứ thấy mới là ngại việc rủi ro, nếu có thể đưa được vào sanbox thì rủi ro sẽ trong tầm kiểm soát của cơ quan nhà nước, chứ không thể nào áp dụng rộng rãi cho các đối tượng như hiện nay”.

Cẩn trọng với cho vay ngang hàng - Ảnh 2.

Dự đoán đến năm 2025, tổng dư nợ cho vay qua P2P toàn thế giới sẽ đạt hơn 1.000 tỷ USD

Mô hình cho vay ngang hàng đã được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai. Việt Nam cũng không thể nào phát triển sao cũng được nên việc đưa vào sandbox cho phù hợp với điều kiện Việt Nam là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nhận thấy việc thử nghiệm không nên kéo dài để có thể áp dụng chính thức và nhân rộng mô hình này một cách hiệu quả nhất.

Sau khi hoàn thành thử nghiệm trong môi trường sandbox, theo ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc TPBank, đơn vị thử nghiệm có thể được cho phép triển khai thí điểm trong phạm vi rộng hơn, với điều kiện kết quả thử nghiệm thoả mãn mục tiêu đề ra từ ban đầu và đơn vị có thể đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan.

Mặt khác, trong trường hợp kết quả thử nghiệm cho thấy cần có sự điều chỉnh, bổ sung hành lang pháp lý, cơ quan quản lý nhà nước có thể cùng tổ tham vấn nghiên cứu, triển khai thử nghiệm sâu hơn để đưa ra quyết định phù hợp với mô hình sandbox, cả đơn vị thử nghiệm và cơ quan quản lý nhà nước đều có khả năng giám sát công nghệ mới trong môi trường gần với thực tế triển khai. Từ đó xây dựng cái nhìn tổng quan và đưa ra đánh giá khách quan về các rủi ro, tính khả thi và hiệu quả của giải pháp. Ban chỉ đạo Fintech của NHNN cũng đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt là xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực Fintech, tập trung vào một số lĩnh vực, trong đó có cho vay ngang hàng…

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
5 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
3 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
3 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
17 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.