Cần xóa đặc quyền của VFA

31/03/2018 09:27
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho rằng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ là hiệp hội của doanh nghiệp xuất khẩu và chỉ đại diện cho quyền lợi của doanh nghiệp lớn.

Sáng 30-3, tại Hà Nội, VEPR và Liên minh Nông nghiệp tổ chức hội thảo đánh giá vai trò của VFA đối với ngành lúa gạo và đề xuất các giải pháp cải tổ hiệp hội. Báo cáo của VEPR đã chỉ ra hàng loạt vấn đề cần thay đổi trong cách thức tổ chức và hoạt động của VFA.

Không phản ánh đúng nguyên tắc tự nguyện

Theo báo cáo của nhóm tác giả đến từ VEPR, lịch sử cho thấy việc ra đời của VFA, ngay từ đầu đã không phản ánh đúng nguyên tắc căn bản là "dựa trên sự tự nguyện của các thành viên" mà theo ý chí của bộ phận các cơ quan quản lý nhà nước, kỳ vọng sẽ trở thành "cánh tay nối dài" của Chính phủ để quản lý ngành gạo. Bộ máy quản lý, điều hành VFA hoạt động rất kém hiệu quả và minh bạch.

Nhóm nghiên cứu cho rằng theo điều lệ, VFA được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện nhưng vị trí chủ tịch hiệp hội vẫn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê chuẩn. Vị trí này cũng thường do lãnh đạo của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) thay nhau đảm nhận. Nhiều mâu thuẫn nội bộ bùng phát từ đây, khi liên tục có sự thiếu minh bạch và tự nguyện trong bầu cử lãnh đạo.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, nhận xét VFA chỉ là hiệp hội của doanh nghiệp (DN) xuất khẩu và chỉ đại diện cho quyền lợi của DN lớn. Bởi một trong những rào cản lớn nhất đối với việc gia nhập VFA hiện nay là phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Chính phủ.

Cần xóa đặc quyền của VFA - Ảnh 1.

Dù là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng Việt Nam vẫn chưa có những thương hiệu gạo lớn trên thị trường thế giới. Ảnh: NGỌC TRINH


Tính đại diện thấp

Theo VEPR, Nghị định 109/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tiêu chuẩn thương nhân xuất khẩu gạo dựa trên quy mô sản xuất và địa bàn hoạt động. Nhiều DN quy mô nhỏ, đang phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cao lại không đủ điều kiện trở thành thành viên của VFA. Như vậy, dù VFA có tên đầy đủ là Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhưng không bao phủ tới nông dân, thương nhân trung gian, mà còn không đại diện cho quảng đại cộng đồng DN đang hoạt động trong ngành gạo.

Nhóm nghiên cứu của VEPR cũng khẳng định VFA đang không làm tròn vai trò bảo vệ hội viên, bị chỉ trích mạnh mẽ khi trực tiếp tham gia quá trình thực thi Nghị định 109, được cho là làm cản trở sự phát triển của hội viên. Thực tế, VFA đang thực thi vai trò bảo vệ lợi ích cho các DN nhà nước, thay vì đông đảo DN tư nhân, thể hiện rõ qua triển khai hợp đồng tập trung. Các quyết định phân bổ của VFA dựa trên cách tiếp cận từ phía quản lý, không dựa trên sự đồng thuận và tự nguyện của hội viên từ trước. Giá gạo theo hợp đồng tập trung trong nhiều trường hợp rất thấp, gây thua lỗ cho DN được phân giao chỉ tiêu và trực tiếp ép giá lúa thu mua cho nông dân giảm.

Theo VEPR, ưu đãi lãi suất trong chính sách mua, tạm trữ lúa gạo thực chất là một hình thức trợ cấp, nhưng VFA và các DN nhà nước là thành phần được hưởng lợi nhiều nhất.

"Mục tiêu của chính sách mua, tạm trữ thóc gạo hướng đến nông dân trồng lúa đã thất bại và VFA, với bản chất là hiệp hội của DN xuất khẩu, đã không có trách nhiệm về lợi ích của nông dân trồng lúa" - báo cáo của VEPR nêu.

Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu của VEPR khuyến nghị trong ngắn hạn, Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 109, qua đó xóa bỏ đặc quyền của hiệp hội này. Trong dài hạn, Chính phủ cần hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của hội, hiệp hội. Phân rõ nhiệm vụ và trách nhiệm giữa Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và hiệp hội.

Vai trò mờ nhạt

Từ phía DN, ông Trần Dương, Công ty CP Đầu tư - Nghiên cứu và Xuất khẩu gạo thơm ITA - RICE, đặt vấn đề vai trò của VFA ở đâu khi mà Việt Nam tự hào xuất gạo nhiều nhất thế giới trong nhiều năm nhưng lại không có thương hiệu gạo ở thị trường nước ngoài. Không những vậy, nhiều lô gạo xuất khẩu bị đối tác trả về do không đạt chất lượng. "VFA có tìm hiểu hay giám sát số gạo bị trả về đi đâu hay quay lại bán ở thị trường để người tiêu dùng trong nước tiêu thụ gạo kém chất lượng" - ông Dương thắc mắc và cho rằng khi bán ra thị trường, "gạo bị trả về" cũng như gạo sạch sẽ như nhau, gây khó cho DN làm hàng nội địa.

Một nữ doanh nhân trong lĩnh vực gạo thừa nhận nhu cầu thông tin thị trường đối với các DN là rất lớn, tuy nhiên hầu hết những thông tin VFA cung cấp cho DN đều quá muộn so với thực tế.

TS Võ Hùng Dũng, nguyên Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, đề nghị trước mắt, VFA nên đổi tên là "Hiệp hội Xuất khẩu gạo Việt Nam" thay vì chung cho cả ngành lương thực. VFA cần xác định rõ vai trò hàng đầu là bảo vệ quyền lợi của hội viên trên thị trường quốc tế; dẫn dắt, định hướng phát triển thị trường lúa gạo theo đúng mục tiêu tăng chất lượng, tăng giá trị và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Quyền lực lớn

Theo báo cáo của VEPR, hai vấn đề tồn tại trong mối quan hệ giữa VFA với thị trường là giá sàn xuất khẩu gạo và sự nổi lên của thị trường Trung Quốc. Theo Nghị định 109, VFA được giao nhiệm vụ công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc ký kết và đăng ký hợp đồng xuất khẩu. Quyền lực xác định và công bố giá sàn của VFA "tình cờ" có tác động đặc biệt lớn, có lợi cho Vinafood 1 và Vinafood 2 khi ký kết các hợp đồng tập trung và cạnh tranh giá trên thị trường.

"Kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam đều cho thấy chính sách giá sàn là một thất bại của Chính phủ để giải quyết vấn đề thị trường. Sự nổi lên của thị trường Trung Quốc khiến mối quan hệ, hay chính xác là quyền lực của VFA với thị trường trở nên yếu hơn trước" - VEPR nhận định.


Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
5 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
6 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
7 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
7 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
8 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.023.944 VNĐ / tấn

196.60 JPY / kg

1.92 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

12.268.304 VNĐ / tấn

22.64 UScents / lb

3.24 %

+ 0.71

Cacao

COCOA

189.115.028 VNĐ / tấn

7,694.00 USD / mt

-0.72 %

- -56.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

136.663.709 VNĐ / tấn

252.20 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.139.812 VNĐ / tấn

1,012.00 UScents / bu

-0.12 %

- -1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.648.505 VNĐ / tấn

319.20 USD / ust

-0.75 %

- -2.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.412.415 VNĐ / tấn

41.36 UScents / lb

1.05 %

+ 0.43

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường
8 giờ trước
Ngày 20-9, Bộ Công Thương tổ chức phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2024.
'Sản vật trời ban' cho Đông Nam Á đưa Việt Nam và Thái Lan bước vào cuộc đua không hồi kết: Người Trung Quốc mê không lối thoát, có thời điểm cả thế giới chỉ duy nhất nước ta có hàng
14 giờ trước
Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng, đồng thời trở thành một đối thủ nặng ký của Thái Lan tại thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 300 triệu USD
1 ngày trước
Theo Cục Bảo vệ thực vật, năm 2023, Trung Quốc đã chi khoảng 6,7 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng tươi từ các nước và 1 tỉ USD để nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan, Malaysia.
Hoa kiểng Tết tả tơi sau bão lũ
1 ngày trước
Bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt khiến nhiều diện tích trồng đào, quất... vụ Tết năm nay ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên đứng trước nguy cơ mất trắng