Càng mở rộng, “ông lớn” Hoa Sen càng đuối sức?

21/12/2017 21:49
Giá cổ phiếu HSG của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen đang giảm khoảng 50% giá trị so với thời điểm đầu năm. Điều gì đang xảy ra với “ông lớn” ngành tôn mạ?

cang mo rong, “ong lon” hoa sen cang duoi suc? hinh anh 1

Sản phẩm thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam nếu có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế mạnh từ Hoa Kỳ (Ảnh IT)

Kết thúc cả năm niên độ 2016 - 2017 (1.10.2016 - 30.9.2017), lợi nhuận sau thuế của Hoa Sen chỉ đạt 1.331 tỷ đồng, giảm 11% cùng kỳ năm trước và chỉ hoàn thành hơn 80% kế hoạch năm.

Kết quả này khiến giới đầu tư khá bất ngờ và thất vọng bởi trong bối cảnh giá thép cán nóng phục hồi tốt kể từ đầu tháng 5.2017 (từ vùng 420 USD/tấn lên gần 600 USD/tấn); đặc biệt là từ ngày 31.5.2017, Bộ Công thương chính thức áp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá vào mặt hàng tôn màu, tôn mạ nhập khẩu... sẽ là cơ hội “không thể tốt hơn” cho Hoa Sen. Thế nhưng vì sao Hoa Sen lại liên tục thụt lùi?

Đuối sức vì tăng trưởng nóng?

Theo phân tích của giới tài chính, vấn đề lớn nhất mà HSG có lẽ đang gặp phải chính là phát triển quá nóng, tới mức HSG phải nhập thêm thép cán nguội từ bên ngoài, khiến chi phí vận chuyển tăng, ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận gộp. Thêm vào đó, việc mở rộng chi nhánh, từ 227 lên 341 chi nhánh khiến chi phí bán hàng và quản lý tăng lên. Đặc biệt là khoản vay “khủng” của HSG trong năm khiến áp lực trả nợ vay tăng lên... đã “bào mòn” lợi nhuận của HSG thời gian qua.

Cụ thể, trong chỉ tính riêng trong quý 4 (từ 1.7 - 30.9.2017), mặc dù doanh thu HSG tăng 57%, tuy nhiên giá vốn hàng bán lại cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, khiến lợi nhuận gộp của HSG quay đầu giảm 14%, chỉ đạt hơn 1.131 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng giảm từ 26% xuống chỉ còn 16,31%.

Kế đến, cần chú ý là tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu giảm từ 10,7% trong niên độ 2015 - 2016 xuống 6,3% trong niên độ 2016 - 2017, chứng tỏ áp lực nợ vay lên HSG rất lớn, trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Cụ thể, tính đến 30.9.2017, tổng nợ vay tài chính của HSG ở mức 11.850 tỷ đồng, gấp đôi thời điểm đầu năm, trong đó nợ ngắn hạn hơn 9.015 tỷ đồng và nợ dài hạn gần 2.836 tỷ đồng.

Với việc nợ vay tăng mạnh, chi phí lãi vay trở thành gánh nặng cho HSG. Tính riêng trong quý 4 (năm tài chính 2016 - 2017), chi phí lãi vay HSG tăng gấp đôi, ở mức 152 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, khoản chi này của HSG ở mức 598 tỷ đồng, tăng 131% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), Tập đoàn Hoa Sen hiện đang dẫn đầu thị phần tôn mạ KL&SPM (kim loại và sơn phủ màu), chiếm 34%; kế đến là Công ty CP Nam Kim (mã chứng khoán NKG) đứng thứ 2 với thị phần đạt 17%. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 3.2017 vừa qua (quý 4 niên độ tài chính 2016 - 2017 của HSG), Hoa Sen dù đạt doanh thu tăng 40% cùng kỳ năm trước, đạt 6.937 tỷ đồng, nhưng lãi ròng chỉ đạt hơn 203 tỷ đồng, giảm 55% cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, quý 3.2017, Nam Kim mặc dù chỉ ghi nhận doanh thu bằng phân nửa so với HSG, tuy nhiên NKG đã “vượt mặt” HSG về lợi nhuận. Cụ thể, doanh thu quý 3.2017 của NKG đạt 3.810 tỷ đồng (tăng 52,1%) so với cùng kỳ, đồng thời lãi ròng cũng đạt tới 204,7 tỷ đồng, tăng 39,1% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, trong 9 tháng HSG đã chi tới 2.833 tỷ đồng đầu tư dự án và mở rộng chi nhánh, từ 227 lên 341 chi nhánh khiến chi phí bán hàng và quản lý trong niên độ 2016 - 2017 tăng lên là 2.321 tỷ đồng, tăng 13,7% so với niên độ 2015 - 2016. Sở dĩ các khoản chi phí tăng mạnh là do HSG đẩy mạnh bán hàng tại các tỉnh miền Bắc, Trung và miền Tây Nam Bộ, đẩy mạnh tiêu thụ nhằm tăng doanh thu.

Chính việc tăng trưởng mở rộng này khiến cơ cấu tài chính của HSG cũng thay đổi đột ngột, các chỉ số tài chính trở nên kém đi sau khi kết thúc niên độ 2016 - 2017. Mặt tích cực là các dự án của HSG đã và đang hoàn thành, nâng công suất sản xuất ống thép, ống nhựa và thép cán nguội (giảm nhu cầu mua ngoài); hệ thống phân phối, bán lẻ tiếp tục mở rộng... Tuy nhiên, trong điều kiện hàng tồn kho ở mức cao (hơn 9.000 tỷ đồng) và nợ phải trả ngắn hạn tăng mạnh gấp đôi, khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh của cả năm ghi âm tới 2.182 tỷ đồng.

May rủi khi “đặt cược” với giá thép cán nóng

Có thể nói, trong năm tài chính 2016 - 2017, HSG đã chủ động tăng hàng tồn kho mạnh để “đặt cược” với giá tháp cán nóng đã phản tác dụng. Cụ thể, trong quý 2 (tháng 1 – 3.2017, trước khi có đợt giảm của giá thép cán nóng) HSG đã chủ động nâng giá trị hàng tồn kho từ 4.900 tỷ đồng lên 8.400 tỷ đồng (tăng 70%), tạo áp lực lớn cho 2 quý cuối niên độ. Nên nhớ, HSG sử dụng chính sách bình quân gia quyền nên áp lực hàng tồn kho giá cao sẽ chia đều cho các quý.

Bước vào quý 4 niên độ 2016 - 2017, HSG một lần nữa “đặt cược” vào giá thép cán nóng, khi kết thúc quý 4, lượng hàng tồn kho lên hơn 9.000 tỷ đồng, gấp đôi so với thời điểm đầu niên độ. Điều này cũng có nghĩa, nếu giá thép cán nóng không tăng, mà có diễn biến giảm trong các quý tới, thì lợi nhuận của HSG sẽ tiếp tục thấp.

Bên cạnh đó, việc HSG vay nợ nhiều, dòng tiền hoạt động kinh doanh trong niên độ tài chính vừa qua âm tới 2.182 tỷ đồng nên nếu dòng tiền không kịp về để trả nợ thì hậu quả nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng trong cả ngắn và dài hạn.

Đặc biệt, mới đây theo nhận định của SSI Research, đợt điều chỉnh thuế thép chống ăn mòn và cán nguội của Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng tới Hoa Sen khi nước này tuyên bố áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn và cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo đó, sản phẩm thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp là 531%, trong khi thép chống ăn mòn sẽ phải đối mặt với mức thuế 238%.

Nghi vấn “chuyển giá” giữa HSG và HSIT?

Trên một số diễn đàn chứng khoán, có ý kiến đề cập đến các giao dịch của HSG với Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (HSIT), đặc biệt là nghi vấn có sự “chuyển giá” giữa HSG và HSIT, cụ thể là vấn đề thuế và việc rút dòng tiền, chuyển lợi nhuận ra khỏi HSG. Cụ thể, theo thuyết minh báo cáo tài chính được HSG công bố cho thấy, giao dịch giữa HSG và HSIT tăng đột biến trong niên độ 2016 - 2017, về cả hai phía mua và bán (HSG bán cho HSIT giá trị tổng cộng trên 4.000 tỷ đồng, nhưng không có thông tin về giá bán và HSIT mua lại từ HSG giá trị xấp xỉ 3.000 tỷ đồng), đồng thời khoản phải thu từ HSIT tăng đột biến lên 390 tỷ đồng, từ mức 27 tỷ đồng đầu niên độ... Tuy nhiên, HSG hiện không có bất cứ giải thích gì về các giao dịch giữa HSG và HSIT.

Được biết, HSIT đang nắm 20,25% cổ phần của HSG và ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị HSG đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị HSIT.

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
18 phút trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
2 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
Giá xăng dầu hôm nay 24/11: Dầu thô thế giới nhích tăng, giá xăng dầu trong nước tăng trở lại
2 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần. Tuy nhiên, giá dầu thô thế giới có xu hướng tăng mạnh trở lại.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
3 giờ trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
4 giờ trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

83.239.363 VNĐ / lượng

2,715.80 USD / toz

1.75 %

+ 46.80

Bạc

SILVER

960.633 VNĐ / lượng

31.34 USD / toz

1.94 %

+ 0.60

Đồng

COPPER

228.947.568 VNĐ / tấn

408.50 UScents / lb

0.97 %

- 4.00

Bạch kim

PLATINUM

29.761.183 VNĐ / lượng

971.00 USD / toz

0.05 %

+ 0.50

Nickel

NICKEL

403.091.232 VNĐ / tấn

15,856.00 USD / mt

0.95 %

+ 149.00

Chì

LEAD

51.504.972 VNĐ / tấn

2,026.00 USD / mt

1.05 %

+ 21.00

Nhôm

ALUMINUM

66.986.970 VNĐ / tấn

2,635.00 USD / mt

0.04 %

+ 1.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
7 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Thị trường ngày 23/11: Giá dầu và vàng tăng, sắt thép và nông sản giảm
1 ngày trước
Giá dầu tăng lên mức cao nhất 2 tuần trong phiên thứ Sáu, giá vàng cũng tăng vượt 2.700 USD/ounce. Tuy nhiên, kim loại công nghiệp và nông sản đồng loạt giảm, ngoại trừ cà phê.
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam: Giá từ hơn 3,7 tỷ, màn hình mới, treo khí nén, mạnh nhất gần 400 mã lực, chạy 64km không cần xăng
1 ngày trước
Sau gần 8 năm ra mắt thị trường Việt Nam, Range Rover Velar đã chính thức có phiên bản nâng cấp lớn với nhiều điểm mới về trang bị.
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
1 ngày trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.