Cảng Quy Nhơn thay mới hàng loạt lãnh đạo chủ chốt sau chuyển giao

29/06/2019 20:57
Nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt của CTCP Cảng Quy Nhơn đã được thay mới tại đại hội cổ đông thường niên 2019 được tổ chức vào hôm nay (29/6)
Cảng Quy Nhơn thay mới hàng loạt lãnh đạo chủ chốt sau chuyển giao - Ảnh 1.

Ông Phạm Anh Tuấn (thứ 3 từ trái sang) được bầu làm Chủ tịch HĐQT cảng Quy Nhơn giai đoạn 2018 - 2023

Phó TGĐ Vinalines làm Chủ tịch HĐTQ Cảng Quy Nhơn

Hôm nay (29/6), Công ty CP Cảng Quy Nhơn tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2019 với sự tham gia của 44 cổ đông và đại diện cổ đông, sở hữu cho hơn 33.789.000 cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.

Tại đại hội, các cổ đông đã thông qua việc miễn nhiệm 5 thành viên cũ và bầu bổ sung 5 thành viên mới, bao gồm: ông Nguyễn Quý Hà, ông Phan Tuấn Linh, ông Lý Quang Thái, ông Phạm Anh Tuấn và ông Phạm Đăng Cao; Đồng thời, xem xét và thông qua tờ trình từ nhiệm của Ban kiểm soát gồm 3 thành viên và bầu Ban kiểm soát mới.

Kết quả, ông Phạm Anh Tuấn, Phó TGĐ Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Lê Duy Dương được bầu làm Trưởng Ban kiểm soát Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Đại hội cổ đông Công ty CP Cảng Quy Nhơn cũng thống nhất miễn nhiệm chức Tổng giám đốc của ông Lê Hồng Thái và bầu ông Phạm Tuấn Linh giữ chức Tổng giám đốc thay ông Thái từ ngày 29/6/2019 với nhiệm kỳ 5 năm.

Ông Phạm Anh Tuấn, tân Chủ tịch HĐQT cảng Quy Nhơn cho biết, sau khi tiếp nhận cảng Quy Nhơn, Tổng công ty Hàng hải VN sẽ kiện toàn, hoàn thiện bộ máy tổ chức công ty, xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ phù hợp, tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng quản trị DN; Rà soát, sắp xếp tổ chức sử dụng lực lượng lao động hợp lý, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế để tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của cảng.

Cảng Quy Nhơn thay mới hàng loạt lãnh đạo chủ chốt sau chuyển giao - Ảnh 2.

Năm 2019, cảng Quy Nhơn tiếp tục đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 125 tỷ đồng.


Đặt mục tiêu lợi nhuận 125 tỷ đồng trong năm 2019

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, năm 2018, cảng Quy Nhơn đã đạt các chỉ tiêu được đại hội đồng cổ đông giao với sản lượng hàng thông qua cảng đạt hơn 8,3 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2017. Tổng doanh thu đạt hơn 728 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 120 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2017.

Trong năm 2019, cảng Quy Nhơn tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh với sản lượng hàng hóa thông qua ước khoảng 8,9 triệu tấn, trong đó hàng container là 145.000 teus, tổng doanh thu gần 770 tỷ đồng. Lợi nhuận khoảng 125 tỷ đồng. Mức chi cổ tức đại hội cổ đông Công ty CP Cảng Quy Nhơn quyết cho năm 2019 là 16%.

Trước đó, ngày 29/5, Tổng công ty Hàng hải VN đã chính thức tiếp nhận lại hơn 30,3 triệu cổ phần cảng Quy Nhơn (mã QNP, tương ứng 75,01% vốn điều lệ) từ Công ty CP Đầu tư và Khoáng Sản Hợp Thành tương đương phần vốn góp của Tổng công ty là 303.122.620.000 đồng.

Theo ông Phạm Anh Tuấn, để phù hợp với chủ trương chung của Tổng công ty Hàng hải VN sau cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành sản xuất, tăng cường công tác đào tạo về nghiệp vụ chăm sóc khách hàng và phát triển thị trường để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Cảng Quy Nhơn được thành lập từ đầu năm 1976, do Cục Đường biển trực tiếp quản lý. Cuối năm 2009, Bộ GTVT chuyển cảng này từ Cục Đường biển về Vinalines. Doanh nghiệp này sau đó chuyển cảng Quy Nhơn thành Công ty TNHH MTV hạch toán độc lập, là công ty con của Vinalines.

Năm 2013, doanh nghiệp chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, với tên gọi Công ty CP Cảng Quy Nhơn với vốn điều lệ hơn 404 tỷ đồng, trong đó Vinalines nắm giữ hơn 75%, còn lại các cổ đông nắm giữ 24,9%. Tuy nhiên, sau đó số cổ phần Vinalines nắm giữ đã được chuyển giao cho Công ty Hợp Thành.

Tại kết luận thanh tra ngày 17/9/2018, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn có nhiều điểm chưa đúng với quy định của pháp luật nên đã kiến nghị giao Bộ GTVT chủ trì, thu hồi hơn 75% cổ phần tại cảng Quy Nhơn đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành.

Tin mới

Xe tay ga Honda nhưng xịn như Vespa có gì đặc biệt?
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga Honda Giorno+ 2025 mang thiết kế cổ điển với đường cong mềm mại, mức giá bán từ 43 triệu đồng.
Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 3/2025: Bộ đôi VinFast VF 5 và VF 3 đỉnh nóc
3 giờ trước
Kết thúc tháng 3/2025, hai mẫu xe điện của VinFast là VF 3 và VF 5 tiếp tục giữ vững ngồi vị đầu bảng trong bảng xếp hạng doanh số toàn thị trường.
Yamaha T-Max 2025 ra mắt: Chùm cuối xe tay ga của nhà Yamaha có nâng cấp gì nổi bật?
3 giờ trước
Trong thế giới xe tay ga hạng sang, cái tên Yamaha T-Max từ lâu đã trở thành biểu tượng.
Loạt sản phẩm sữa giả "bay màu" khỏi kênh phân phối, HIUP bị điểm tên
3 giờ trước
Loạt sản phẩm sữa bột giả không còn xuất hiện trên quầy kệ kênh phân phối, cũng như truy cập được vào đường link bán hàng trên kênh online.
Bán được hơn 35.000 xe tại Việt Nam trong quý 1, doanh số của VinFast tại Mỹ ra sao?
3 giờ trước
Kể từ đầu năm, đã có hơn 500 xe được VinFast bàn giao đến tay khách Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Hồng Kỳ N701 - Mẫu xe chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có gì đặc biệt?
2 giờ trước
Hồng Kỳ N701 là mẫu xe thuộc phiên bản giới hạn chỉ 50 chiếc, sản xuất riêng cho các chính khách cấp cao Trung Quốc.
'Skoda Kodiaq bản điện' chạy thử: Dự kiến đi 600km/sạc, có điểm trừ khiến dân thích 'sống trên đường' quan ngại
21 giờ trước
Mẫu SUV điện 7 chỗ mới của Skoda hứa hẹn khả năng kéo ấn tượng, nhưng quãng đường di chuyển khi kéo rơ-moóc lại là một câu chuyện khác.
Mỹ vừa chốt đơn hơn 7 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: Thuế nhập khẩu được miễn 0%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
21 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này.
Kia Seltos thế hệ mới sẽ có bản hybrid: Mượn động cơ từ Hyundai Kona, ADAS, 2 màn lớn, có thể ra mắt ngay năm sau
2 ngày trước
Kia Seltos chắc chắn sẽ có cấu hình hybrid khi hãng xe Hàn Quốc mong muốn nâng gấp đôi số lượng xe điện hóa đang có trong đội hình toàn cầu.