Căng thẳng Ấn - Trung: Từ kinh nghiệm Nhật Bản, cố vấn JETRO khuyên Ấn Độ nên hợp tác với Việt Nam và Đông Nam Á

10/08/2020 13:33
Để giảm sự phụ thuộc nhập khẩu vào Trung Quốc, Ấn Độ có thể tìm các giải pháp thay thế ở khu vực Đông Nam Á, như Việt Nam, hoặc phát triển chuỗi cung ứng trong nước bằng cách tăng sản lượng nội địa.

Từ khi căng thẳng chính trị giữa chính quyền New Delhi và Bắc Kinh gia tăng, một làn sóng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm hàng Trung Quốc đã xuất hiện. Đồng thời, Chính phủ Ấn Độ cũng đã dựng lên một số rào cản đối với sự tham gia của các công ty Trung Quốc.

Ấn Độ đã hạn chế phê duyệt FDI và chặn 59 ứng dụng từ Trung Quốc, áp đặt các quy định chặt chẽ hơn đối với chi tiêu chính phủ, hạn chế nhập khẩu TV màu từ nước này. Nhiều hạn chế khác cũng đang được thực hiện.

Cũng có những lập luận phản đối việc Ấn Độ tách khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều này là do Ấn Độ phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc để phát triển ngành công nghiệp điện tử và viễn thông. Gần 38-39% tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông của Ấn Độ là từ Trung Quốc. Trong số này, 42% là thiết bị viễn thông và điện thoại di động.

Các ngành này đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi kinh tế giữa hai quốc gia xích lại gần nhau hơn. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ cho đến năm 2018-2019. Sự hợp tác giữa hai bên trở thành chất xúc tác chính để thúc đẩy các ngành công nghiệp mới của Ấn Độ.

Năm 2014, Ấn Độ chỉ có một số ít nhà sản xuất sản phẩm di động. Nhưng đến năm 2019, Ấn Độ đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới với 200 chiếc. Ngành công nghiệp này đã tạo ra một động lực lớn cho việc làm và thu hút thành công các công ty toàn cầu như Foxconn, một công ty công nghệ lớn của Đài Loan.

Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu dược phẩm. Họ nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Thuốc hoặc thành phần dược phẩm (API) là nguyên liệu thô cho ngành này. Chúng được sử dụng để sản xuất ít nhất 12 loại thuốc thiết yếu như paracetamol, ranitidine, ciprofloxian, met formin, axit acetylsalicylic, ofloxacin, metronidozole, ampicilin và axit ascorbic. 

Bên cạnh mối quan hệ chính trị "nguội lạnh" với Ấn Độ, phía Bắc Kinh cũng đang phải đối mặt với hai luồng gió lớn. Đó là cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ - đối tác thương mại hàng đầu và sự di dời của các nhà đầu tư nước ngoài, sau khi Covid-19 bùng phát.

FDI vào Trung Quốc đã giảm 6,2% trong 5 tháng đầu năm 2020. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên hỗ trợ các nhà đầu tư rời nơi đây sang các nước có chi phí thấp khác như Việt Nam, các quốc gia ASEAN khác và Ấn Độ. Mỹ cũng không khuyến khích các nhà đầu tư của mình đầu tư vào Trung Quốc để rồi xuất khẩu trở lại Mỹ.

Để giảm sự phụ thuộc nhập khẩu, Ấn Độ có thể tìm các giải pháp thay thế ở khu vực Đông Nam Á, như Việt Nam, hoặc phát triển chuỗi cung ứng trong nước bằng cách tăng sản lượng nội địa.

Việt Nam là quốc gia đang được chú ý khi các công ty muốn rời Trung Quốc. Giá nhân công thấp là một trong những điểm thu hút đầu tư vào Việt Nam. Giá này thấp hơn gần 50% so với Trung Quốc. Các chuyên ngành chủ lực của Việt Nam là sản xuất hàng điện tử, dệt may và đồ gỗ. Máy móc điện, bao gồm cả điện tử, là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tìm kiếm các nguồn thay thế cho chuỗi cung ứng sẽ không đủ để khắc phục tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. Cuối cùng, sản xuất trong nước và thay thế nhập khẩu sẽ quan trọng hơn. Thay thế nhập khẩu phải là đòn bẩy quan trọng để Ấn Độ có thể tự lực cánh sinh.

Thay thế nhập khẩu sẽ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất ngay tại thị trường tiêu thụ và có thể tạo ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư trong nước, giúp họ bắt tay với các nhà đầu tư nước ngoài để chuyển giao công nghệ và tránh rủi ro.

Bên cạnh đó là việc khuyến khích các nhà đầu tư Ấn Độ đầu tư ra nước ngoài. Cùng với sự phát triển của công nghiệp trong nước, đầu tư ra nước ngoài sẽ bổ sung cho chuỗi cung ứng sản xuất. Nói cách khác, việc hợp tác giữa đầu tư nước ngoài với nền sản xuất trong nước sẽ tạo ra một chuỗi cung ứng ổn định cho sản xuất.

Một bài học có thể được rút ra từ chính sách phát triển sản xuất xe hơi ở châu Á của Toyota Motor Company. Với nỗ lực cắt giảm chi phí, công ty Nhật Bản đã đầu tư vào Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ để xây dựng chuỗi cung ứng mới. Toyota thiết lập các cơ sở sản xuất động cơ diesel, bộ phận ép, trục ở Thái Lan, hộp số tay (loại giữa) ở Philippines, động cơ máy tính ở Malaysia, động cơ xăng và khóa cửa ở Indonesia và hộp số tay (loại lớn) ở Ấn Độ.

Người viết là Cố vấn, Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), tại New Delhi.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
18 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
31 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
22 phút trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
17 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.