Theo báo cáo của Citi vào thứ ba, Trung Quốc có khả năng sẽ đẩy nhanh các dự án cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) khi căng thẳng với Mỹ leo thang.
Nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực Trung Quốc, bao gồm khai thác và vận tải, sẽ được hưởng lợi từ động thái này. Trung Quốc công bố BRI vào năm 2013 với mục tiêu tái tạo và hiện đại hoá Con đường Tơ lụa cổ xưa. Đây là chương trình chính sách ngoại giao chủ chốt của chính quyền Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Chương trình này là một dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng nhằm kết nối hơn 60 quốc gia châu Á, châu Âu, châu Phi và Trung Đông cả trên đường bộ và đường biển. Tuy nhiên, dự án vấp phải nhiều chỉ trích, đặc biệt trong hoàn cảnh mức nợ cao phát sinh từ các dự án có thể sẽ bất ổn với các quốc gia như Sri Lanka, và nhiều quốc gia khác có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro do thay đổi chính trị, ví dụ như Malaysia.
Theo Citi, Trung Quốc đã nâng tầm dự án lên chiến lược quốc gia hàng đầu. Căng thẳng với Mỹ đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã chuẩn bị tinh thần thực hiện dự án theo một hướng khác nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng tại các quốc gia thuộc phạm vi BRI. Trung Quốc có thể sẽ đẩy cao nợ và rút ngắn quá trình thông qua dự án nhằm đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đa dạng hoá các hoạt động thương mại và kinh tế ngoài nước Mỹ.
Về cơ bản, với những lợi thế vượt trội toàn cầu của Trung Quốc về công nghệ và chi phí cơ sở hạ tầng đường sắt, BRI sẽ đem lại lợi ích cho khu vực đường sắt. Việc xây dựng các nhà máy điện, viễn thông và cảng cũng sẽ tăng lên. China Railway Group và China Railway Construction là hai trong số nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi từ việc đẩy nhan BRI.
Những doanh nghiệp khác bao gồm nhà sản xuất tàu hoả CRRC cũng như nhà sản xuất thiết bị China Railway Signal & Communication cũng được hưởng lợi từ động thái này. Tất cả những doanh nghiệp này đều đã niêm yết tại Hồng Kông.
Citi cho biết: "Chúng tôi nhận thấy nhiều cơ hội trước mắt cho nhiều khu vực như hàng hoá và khai thác, vận tải và logistic, cũng như tài chính." Citi chỉ rõ những doanh nghiệp như công ty xăng dầu PetroChina và Bank of China niêm yết tại Hồng Kông và Conch Cement niêm yết tại Thượng Hỉa cũng thu được nhiều lợi ích từ dự án.
Trong một báo cáo khác của Citi đánh giá tiến trình Sáng kiến Vành đai và Con đường sau năm năm đầu, ngân hàng này cho rằng Trung Quốc có lẽ sẽ buộc phải điều chỉnh BRI theo hướng nhẹ nhàng và thân thiện hơn nhằm xoa dịu các chỉ trích.
Một số thách thức đặt ra cho Trung Quốc bao gồm sự lệ thuộc lớn vào đồng Mỹ kim nhằm gọi vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng. Một số áp lực khác Trung Quốc phải đối mắt bao gồm chỉ trích từ các nước tiếp nhận bởi các dự án này đều có lợi cho Trung Quốc và đối đầu trực diện với Mỹ.
Tuy nhiên, những khó khăn này có thể sẽ góp phần khiến Trung Quốc cởi mở hơn với các thay đổi, ví dụ như thái độ tích cực tăng dần của Trung Quốc khi hợp tác cùng các ngân hàng phát triển đa phương nhằm cùng cấp vốn cho các dự án. Dù điều chỉnh nào được thực hiện, BRI vẫn đang trong quá trình thực hiện. Citi cho biết: "Mặc dù thay đổi ra sao, BRI vẫn còn đó."