Ngày 16/5, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố ngành ngân hàng phối hợp với Cục A02 (đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Quốc gia) tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống khủng bố trong toàn ngành ngân hàng.
Đại tá Phạm Văn Uông, Phó Cục trưởng Cục A02 cho biết, tại Việt Nam, đến nay chưa xảy vụ khủng bố nào do cá nhân, tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện.
Tuy nhiên, nguy cơ khủng bố luôn rình rập, nhất là khu vực nhảy cảm- mục tiêu tấn công của các tổ chức khủng bố, phản động, như lĩnh vực hàng không, trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tài chính, ngân hàng…
“Lĩnh vực ngân hàng luôn là mục tiêu đặc biệt chú ý của loại tội phạm khủng bố và tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức”, ông Ngọc lưu ý.
Theo lãnh đạo Cục A02, nhiều vụ việc liên quan đến công tác an ninh trật tư, có phương thức hoạt động giống như tấn công khủng bố và ngày càng phổ biến, diễn ra phức tạp hơn.
Điển hình như vụ đe doạ khủng bố, tống tiền xảy ra tại NH Techcombank cách đây 10 năm vào tháng 4/2009; vụ đối tượng sử dụng tiện ích công nghệ thông tin, dịch vụ mạng để học và sản xuất, sử dụng bom mìn như vụ cướp HDBank ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) ngày 1/9/2017; vụ cướp NH Vietcombank chi nhánh Thị xã Ninh Hoà (Khánh Hoà) ngày 5/9/2018…
Hay mới đây nhất là ngày 13/10/2018, 2 cây ATM của NH SHB tại Uông Bí (Quảng Ninh) phát hiện có một số thỏi hình trụ dài khoảng 20 cm nghi là thuốc nổ...Sự việc đang được Công an Quảng Ninh điều tra.
Theo Phó Cục trưởng A02, ngành hàng đã và đang nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên về công tác phòng chống khủng bố trong tình hình hiện nay.
Tham mưu cho Chính phủ đề xuất Quốc hội ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác phòng chống khủng bố đặt ra trong tình hình mới.
Cây ATM ở TP Uông Bi, Quảng Ninh phát hiện có đặt mìn
Trước mắt, đề xuất sửa đổi Nghị định 122/2013/NĐ-CP, quy định về tạm ngừng lưu thông, phong toả, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
Theo ông Uông, cần nâng cao hiệu quả mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng tác chiến giữa hệ thống ngân hàng trên toàn quốc với công an các đơn vị, địa phương trong công tác đảm bảo an ninh tiền tệ, chú trọng thiết lập và duy trì cơ chế trao đổi, xử ý thông tin qua “đường dây nóng”, diễn tập nghi có khủng bố, cướp vũ trang, đặt bom bìn, bắt cóc, tống tiền…
“Đặc biệt, cần phải nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Cục A02 với hệ thống các ngân hàng trong phát hiện, điều tra, xác minh các giao dịch đáng ngờ nghi vấn tài trợ khủng bố”- Đại tá Uông nói.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Cục trưởng Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN) cũng chia sẻ nhiều hoạt động được hệ thống ngân hàng triển khai như: Diễn tập phòng chống khủng bố; thực hiện trách nhiệm tiếp nhận thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và phi tài chính có liên quan; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố...
Theo ông Ngọc, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng đã hoàn thành đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố, trình Thủ tướng phê duyệt và bàn hành báo cáo đánh giá. Ngoài ra, Cơ quan này đang làm đầu mối, phối hợp triển khai kế hoạch chuẩn bị cho đánh giá đa phương của Nhóm châu Á –Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) đối với cơ chế phòng, chống rửa tiền, tại trợ khủng bố của Việt Nam.