Cấp bách “giải cứu” thị trường chứng khoán

23/11/2022 09:22
TS Cấn Văn Lực cho biết, những diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán sẽ khiến một kênh huy động vốn vô cùng quan trọng của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giảm mạnh bậc nhất thế giới đòi hỏi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống, đảm bảo an toàn hệ thống để ổn định tâm lý nhà đầu tư.

Cấp bách “giải cứu” thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

Chia sẻ với DĐDN, TS Cấn Văn Lực –Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết, những diễn biến tiêu cực của TTCK sẽ khiến một kênh huy động vốn vô cùng quan trọng của doanh nghiệp gặp khó khăn.

- Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước ổn định so với tình hình chung của thế giới. Nhưng mức độ sụt giảm của TTCK Việt Nam mạnh hơn so với thế giới là điều khó hiểu, thưa ông?

Đúng vậy! từ đầu năm nay đến hết tháng 10/2022, chỉ số VNIndex giảm từ mức khoảng 1500 điểm xuống 1027.36 điểm (-32%), cao hơn nhiều so với mức giảm của chứng khoán Mỹ (S&P 500, giảm -20%), Châu Âu (Euro Stoxx600, -14%), Châu Á (MSCI Asia, -29%). Điều này cho thấy mức độ rủi ro của TTCK Việt Nam là cao hơn so với các TTCK quốc tế.

Có thể nói, sự sụt giảm của TTCK trong nước có vẻ trái ngược với diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2022, khi tăng trưởng GDP đạt mức cao (khoảng 8%). Theo dự báo của chúng tôi, tăng trưởng GDP cả năm 2022 của Việt Nam có thể đạt 7,9–8,1% và tăng trưởng năm 2023 có thể đạt mức 6–6,5%), lạm phát kiểm soát ở mức thấp (CPI bình quân tăng khoảng 3,3%) so với thế giới (8,8%).

Trong khi, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam bình quân 10 tháng đầu năm khá ổn định, chỉ tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước và cả năm 2022 dự báo khoảng 3,3-3,5%... Bên cạnh đó, Báo cáo tài chính quý 3 đã công bố cho thấy lợi nhuận trước thuế của 200 doanh nghiệp lớn nhất trên TTCK Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 22% so với cùng kỳ). Việc sụt giảm mạnh như vậy, đã khiến nhà đầu tư trở nên mất niềm tin vào thị trường.

Cấp bách “giải cứu” thị trường chứng khoán - Ảnh 2.

Số tài khoản chứng khoán lập mới và giá trị giao dịch bình quân mỗi tháng. Nguồn: UBCKNN, BSC

- Sụt giảm của TTCK có nguyên nhân khách quan và cả chủ quan, thưa ông?

Việc sụt giảm như vậy có những nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, sau giai đoạn tăng nóng, xu hướng chung sẽ điều chỉnh giảm; Thứ hai, rủi ro, thách thức với kinh tế toàn cầu tác động đến Việt Nam gia tăng; Thứ ba dòng tiền vào TTCK sụt giảm; Thứ tư là áp lực giải chấp khiến niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng, nhất là sau những sai phạm bị khởi tố của các doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát…

Phân tích yếu tố đáng lưu ý, đó là dòng tiền vào TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh so với 2 năm trước. Hiện tượng này là do hầu hết những dòng tiền chính đổ vào TTCK Việt Nam thời gian qua đều giảm. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài không còn được tiếp cận nguồn vốn giá rẻ dễ dàng như trước do các gói hỗ trợ đã chấm dứt, lãi suất tăng, thanh khoản thị trường tài chính toàn cầu eo hẹp hơn.

Một điểm đáng lưu ý nữa là áp lực đáo hạn TPDN đang gia tăng. Theo Bộ Tài chính quý 4/2022 khoảng 85.000 tỷ đồng, năm 2023 là 271.000 tỷ đồng và năm 2024 khoảng 330.000 tỷ đồng. Việc mua lại TPDN diễn ra nhiều hơn (trong 10 tháng đầu năm 2022, đã có khoảng 170 nghìn tỷ đồng được mua lại trước hạn, tăng 70% so với cùng kỳ), một phần là do các doanh nghiệp phát hành phải thực hiện nghĩa vụ này khi vi phạm phương án phát hành.

Theo số liệu của Fiinpro, dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán tính đến cuối quý 3/2022 là 165.000 tỷ đồng (mặc dù giảm 18% so với cuối năm 2021, song vẫn là mức khá cao). Với lãi suất tăng, nghĩa vụ trả nợ tăng, giá cổ phiếu giảm mạnh, một số nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp sở hữu nhiều cổ phiếu đã phải bán giải chấp để bù đắp phần sụt giảm của giá cổ phiếu dùng thế chấp cho các khoản vay ký quỹ, cũng là để hạ tỷ lệ nợ về mức an toàn theo quy định.

Ngoài ra, những tác động của tâm lý đám đông trên TTCK Việt Nam còn mạnh hơn là do cơ cấu nhà đầu tư đầu tư cá nhân ở Việt Nam chiếm tới 80% giao dịch trên thị trường (trong khi tỉ lệ này ở những quốc gia phát triển chỉ khoảng 40–50%). Theo thống kê, nhà đầu tư cá nhân cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, nắm giữ 33% lượng TPDN tại Việt Nam, trong khi ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 1%...

- Giải pháp cấp bách để “giải cứu” TTCK lúc này là gì, thưa ông?

Trước mắt các cơ quan chức năng cần có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp, tăng cường bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường (chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, ngoại hối, vàng, xăng dầu…). Tiếp tục dùng chính sách tài khóa chủ lực (chủ yếu là giảm thuế, phí) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ ngày càng hạn hẹp.

Việc hoàn thiện và thực thi thể chế, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả cho thị trường. Nhất là thị trường vốn, thị trường BĐS, khơi thông mạnh nguồn vốn cổ phiếu, TPDN theo tinh thần của Nghị quyết 86/2022, Nghị định 65/2022 và các Chỉ thị 13/2022, Chỉ thị 15/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Trên tinh thần đảm bảo linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh khoản, dòng tiền và nghĩa vụ trả nợ của các doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng, cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, xử lý nghiêm và giải quyết kịp thời các vụ việc vi phạm quy định, tung tin đồn thất thiệt trên TTCK… Có như vậy, dòng tiền mới trở lại TTCK-kênh dẫn vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế…

- Xin cảm ơn ông!

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
21 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
38 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
25 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
17 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.