Cấp bách gọi vốn phát triển toàn diện nông sản Đồng bằng sông Cửu Long

24/11/2022 16:50
Việc thành lập Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ là cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết được vấn đề chính là tăng cường liên kết trong các chuỗi cung ứng, thúc đẩy sự phát triển bền vững lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp tại vùng ĐBSCL.

Sáng 24/11, tại diễn đàn Mekong Connect năm 2022 với chủ đề “Chủ động nâng chất lượng liên kết, tích hợp để phát triển bền vững”, ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội - cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2022, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.

Tuy nhiên, đất nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đan xen về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giá xăng dầu, lương thực, thép, phân bón, chi phí sản xuất, vận tải gia tăng.

Riêng đối với vùng ĐBSCL, mặc dù có nhiều thế mạnh rõ rệt, song vùng đã và đang đối diện nhiều thách thức lớn nằm ở ba phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ nhất, nền nông nghiệp của vùng chậm hiện đại hóa, nguồn vốn đầu tư hạn chế; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ.

Thứ hai, tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến luồng di cư từ vùng lên các đô thị và khu công nghiệp ở vùng TPHCM. Nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận khoa học công nghệ còn thấp.

Thứ ba, các công trình thủy điện thượng nguồn làm giảm đáng kể lượng phù sa và cát do bị các hồ chứa giữ lại. Hệ quả là gây ra sạt lở bờ sông và làm đất bạc màu, nước mặn từ biển xâm lấn làm hơn một nửa diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn…

Cấp bách gọi vốn phát triển toàn diện nông sản Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn (phải) tham quan các gian hàng tại diễn đàn (ảnh: Cảnh Kỳ).


Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội kỳ vọng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL cùng với các ban, bộ, ngành, địa phương trong cả nước, nhất là TPHCM và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo ra bước chuyển biến mới có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh theo tinh thần cả nước vì ĐBSCL - ĐBSCL vươn lên cùng cả nước và vì cả nước.

Ông Trần Việt Trường – Chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho biết, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ.

Trong đó có chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư đối với dự án Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL. Để thực hiện đạt được các mục tiêu mà Nghị quyết 59 đã đề ra, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của TP Cần Thơ , còn đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố, đặc biệt là TPHCM.

Ông Trần Phú Lộc Thành - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Cần Thơ - cho biết, việc thành lập trung tâm là cần thiết và cấp bách nhằm giải quyết được vấn đề chính là tăng cường liên kết trong các chuỗi cung ứng, thúc đẩy sự phát triển bền vững lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp tại vùng ĐBSCL .

Quá trình xây dựng đề án được bắt đầu từ tháng 2/2022, thông qua 3 lần họp lấy ý kiến và góp ý từ các tỉnh ĐBSCL, các bộ và cơ quan ngang bộ, các hiệp hội ngành nghề và các chuyên gia. UBND TP Cần Thơ đã trình Bộ NN&PTNT thẩm định từ tháng 8/2022 và dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập trung tâm trong năm 2022. Ngay sau đó, TP Cần Thơ sẽ triển khai, mời gọi đầu tư xây dựng.

Cấp bách gọi vốn phát triển toàn diện nông sản Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Nhiều sản phẩm chất lượng được trưng bày ở diễn đàn (ảnh: Cảnh Kỳ).


Theo ông Thành, trung tâm là mô hình một điểm đến đa dịch vụ, được hình thành bởi việc thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thứ cấp về sản xuất, thương mại, dịch vụ, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, các dịch vụ hỗ trợ khác…

Trong đó, phân khu 1 (dự kiến khoảng 50ha) có chức năng hành chính, quản lý và dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ công, thương mại, xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Phân khu 2 (dự kiến 200ha) có chức năng nghiên cứu ứng dụng công nghệ, chế biến tinh các sản phẩm nông nghiệp.

Trung tâm sẽ thu hút đầu tư vào hạ tầng khoảng 6.000 tỷ đồng và khoảng 9.000 tỷ đồng vào khai thác thứ cấp trong khoảng 5 năm. Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản vùng. Nâng cao trình độ sản xuất, thương mại, dịch vụ cho lực lượng sản xuất trong vùng, tiếp cận trình độ quốc tế. Tạo công ăn việc làm mới có trình độ và giá trị gia tăng cao hơn cho người lao động, góp phần đáng kể ổn định đời sống, xã hội…

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
8 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
7 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
7 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
7 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
6 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.057.427 VNĐ / tấn

9,249.00 USD / mt

3.13 %

+ 281.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.281.914 VNĐ / tấn

386.30 UScents / lb

0.17 %

- 0.68

Gạo

RICE

15.265 VNĐ / tấn

13.09 USD / CWT

1.02 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.509.924 VNĐ / tấn

1,009.80 UScents / bu

1.92 %

- 19.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.143.899 VNĐ / tấn

288.25 USD / ust

0.37 %

+ 1.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
2 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
53 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
12 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
15 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.