Cấp tốc lo 'ba tại chỗ': Doanh nghiệp vật vã

16/07/2021 10:28
Từ ngày 15/7, doanh nghiệp tại TPHCM muốn hoạt động sản xuất phải đáp ứng điều kiện “ba tại chỗ” (sản xuất, ăn, nghỉ ngơi tại chỗ), hoặc “một cung đường - hai địa điểm”, tức vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở.

Khi mới nhận được thông tin TPHCM quy định doanh nghiệp (DN) phải lo chỗ ăn ở tại chỗ cho công nhân thì mới được tiếp tục sản xuất, Công ty 3D Hub Global (Q.Tân Phú) liền cấp tập dựng rạp như đám cưới, kê bàn ăn ngay sân công ty để làm nhà ăn, mua thêm gối, chiếu, mùng, mền…

Bà Lý Thanh Phong, Giám đốc điều hành Công ty 3D Hub Global, nói: "Dù đã có kế hoạch từ trước, nhưng chúng tôi chỉ có một ngày để triển khai từ việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký đến mua sắm đồ dùng cho công nhân ở lại nên gặp không ít khó khăn. Dù rất chật vật, nhưng chúng tôi buộc phải tiếp tục sản xuất vì đơn hàng nhiều, đặc biệt là hàng xuất khẩu phải đảm bảo tiến độ cho đối tác".

Trong khi đó, ông Lương Vạn Vinh, Tổng Giám đốc Công ty CP Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, tranh thủ xuống nhà máy ở huyện Bình Chánh đẩy nhanh tiến độ xây nhà tạm cho công nhân ở lại.

"Trước mắt, chúng tôi mua lều cá nhân, chiếu, gối cho hơn 100 công nhân ở tạm trong nhà kho trong khi chờ xây dựng nhà tạm. Mình phải xây dựng nhà ở lại bài bản, có khu ăn uống, vệ sinh đàng hoàng để công nhân nghỉ ngơi… Do gấp gáp nên cũng phải chạy khắp nơi để mua sắm cho kịp, giờ thiếu đâu sắm nấy thôi", ông nói.

Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (Q.12) sử dụng 2 kho vừa mới xây dựng trong nhà máy làm nơi lưu trú, công nhân mỗi khu không được qua lại. "Toàn bộ hoạt động nấu nướng được công ty thuê đội nấu chuyên nghiệp bên ngoài để phục vụ công nhân.

Song song đó, với nhân viên giao hàng, khi phân phối hàng, họ về lại công ty nhưng chỉ ở bên ngoài, hạn chế tiếp xúc các khu vực khác và phải khử khuẩn cá nhân, phương tiện", ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, cho hay.

Đại diện Công ty CP Sài Gòn Food cho biết, công ty có 5 nhà máy đang hoạt động tại KCN Vĩnh Lộc (H.Bình Chánh). Từ ngày 15/7, công ty dừng hoạt động 2 nhà máy để lấy chỗ làm nơi ở dã chiến cho khoảng 200 công nhân. Nơi ở và làm việc của công nhân sẽ trong một khuôn viên, có hàng rào ngăn giữa khu vực lưu trú và khu sản xuất.

Dù đã tổ chức cho công nhân ăn ở tại DN, nhưng ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh, Chủ tịch Hội DN Cơ khí - Điện TPHCM, cho rằng, do lập khu dã chiến nên mọi thứ không để đạt 100% như ý. Các DN trong Hội hiện gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi DN đã mua sắm lều bạt, gối chiếu cho công nhân ở lại thì vẫn có khả năng phải đóng cửa nếu cơ quan chức năng kiểm tra không đạt tiêu chuẩn.

Xoay xở không kịp

Trong lúc dịch bệnh đe dọa hoạt động sản xuất, ngành dệt may nỗ lực để có đơn hàng đến hết năm, nhưng đột nhiên hàng loạt DN tạm ngừng hoạt động vì không đáp ứng được yêu cầu "ba tại chỗ". Thẫn thờ kiểm tra lại máy móc, nhà xưởng trước khi cho tạm ngưng hoạt động, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony (Q.Tân Bình), nói: "Quy định mới có thời gian quá gấp nên DN xoay xở không kịp. Chúng tôi hiểu rất rõ tính cấp thiết trong công tác phòng dịch của chính quyền.

TPHCM hiện có khoảng 161 DN đăng ký tổ chức thực hiện “vừa cách ly vừa sản xuất” tại các khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng số người lao động đang lưu trú tại DN hơn 9.300 người. Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TPHCM, nói: “Ở góc độ công đoàn, chúng tôi quan tâm đến 2 yếu tố: cơ sở vật chất và dinh dưỡng để người lao động vừa chống dịch vừa sản xuất nhưng phải đảm bảo sức khỏe an toàn lao động”.

Tuy nhiên, DN cũng cần phải có thời gian chuẩn bị, bởi việc duy trì sản xuất tập trung không chỉ là vấn đề ăn ngủ mà còn kiểm soát dịch bệnh, chi phí duy trì ra sao cũng phải tính toán vì phải đảm bảo cho hàng ngàn công nhân…

Do đó, DN tạm dừng hoạt động để nghe ngóng". Theo ông Quang Anh, các đối tác của công ty phần lớn cũng tạm ngưng hoạt động nên đứt nguồn nguyên liệu dẫn đến việc hoàn thiện các đơn hàng khá khó khăn.

Phải tạm ngừng sản xuất vì không đáp ứng được điều kiện "ba tại chỗ", bà T., chủ cơ sở gia công quần áo xuất khẩu ở quận 7, đang rối bời bởi khả năng phải bồi thường hợp đồng rất cao vì không hoàn thành đơn hàng đúng hẹn. Chưa kể đối mặt nguy cơ phá sản với khoản vay nóng sắp đến hạn phải trả…

Mới đây, Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (Q.Bình Tân) với gần 60.000 lao động phải dừng sản xuất. Đại diện công ty cho biết, nhà máy không thể bố trí tất cả lao động ăn ở tại nhà máy bởi số lượng quá lớn, trong khi diện tích nhà xưởng đều lắp máy móc.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM, cho rằng, các xưởng may hay da giày do đặc thù công việc nên rất đông công nhân, diện tích nhà xưởng không quá lớn nên không thể thực hiện theo quy định "ba tại chỗ" mà TPHCM vừa ban hành.

Do đó, từ ngày 15/7, đa số DN dệt may tại TPHCM đều phải tạm nghỉ. Theo ông, phương án duy nhất hiện nay là cố gắng thương lượng với khách hàng để kéo giãn thời gian giao hàng, hy vọng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
5 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.