[Case study] Chuyện thất bại của một startup huy động được 4,7 triệu USD

05/05/2019 13:04
Là startup tiên phong trong việc cung cấp ứng dụng quản lý tài chính cá nhân nhưng Wesabe vẫn thất bại do sản phẩm thua kém đối thủ cạnh tranh.

Startup: Wesabe là một trong những trang web tiên phong trong việc cung cấp ứng dụng quản lý tài chính cá nhân, đưa ra lời khuyên về cách tiết kiệm dựa trên phân tích dữ liệu tài chính của người dùng.

Trụ sở: San Francisco, California, Mỹ

Nhà sáng lập: Marc Hedlund, Jason Knight

Số tiền huy động: 4,7 triệu USD

Thời gian hoạt động: Tháng 12/2005 - Tháng 7/2010

Điều gì đã xảy ra

Wesabe từng là số 1 cho tới tháng 9/2007 - khi một công cụ quản lý tài chính cá nhân khác có tên là Mint ra mắt tại hội nghị TechCrunch 40 với thiết kế tốt hơn và trải nghiệm người dùng dễ dàng hơn Wesabe.

Mint sử dụng dịch vụ tổng hợp dữ liệu tài chính của một bên thứ 3 (Yodlee) trong khi Wesabe mất nhiều thời gian để tự xây dựng dữ liệu của riêng mình. Năm 2009, Mint được Intuit mua lại với giá 170 triệu USD. Không lâu sau đó, Wesabe ngừng hoạt động.

[Case study] Chuyện thất bại của một startup huy động được 4,7 triệu USD - Ảnh 1.

Ra đời trước nhưng Wesabe vẫn bị Mint đánh bại.Ảnh: Slideshare.

Nguyên nhân thất bại dưới con mắt của nhà đồng sáng lập

Marc Hedlund cùng với người bạn thời trung học Jason Knight sáng lập Wesabe vào năm 2005. Ban đầu Marc đảm nhận vị trí Giám đốc phụ trách sản phẩm còn Jason là CEO của công ty.

Khi Jason không thể tiếp tục làm việc ở Wesabe vì lý do gia đình, Marc đã đảm nhận vị trí CEO và lãnh đạo công ty mà không có một người đồng hành ở vị trí cấp cao chính thức nào trong 2 năm cuối cùng. Theo Marc, đó chính là một trong những nguyên nhân khiến Wesabe thất bại.

Dưới đây là chia sẻ của Marc:

Chúng tôi bắt đầu tạo doanh thu vào cuối năm 2008, một năm rưỡi trước khi công ty đóng cửa, và tiền đầu tư cạn kiệt trước thời điểm Wesabe ngừng hoạt động khoảng gần 9 tháng. Rõ ràng chúng tôi không kiếm đủ tiền để có thể đi tiếp, nhưng chúng tôi cũng không cách xa cái đích mà một công ty nhỏ có thể tạo ra doanh thu.

Mint là thương hiệu tốt hơn và sở hữu thiết kế tốt hơn, nhưng tôi tin rằng đó không phải là nguyên nhân chính khiến công ty chúng tôi thất bại còn Mint được mua lại.

Giám đốc điều hành của Mint thích nói về sự kì cục trong cái tên sản phẩm của chúng tôi so với tên của họ, nhưng tôi nghĩ đến nhiều ví dụ như Amazon, Yahoo, eBay, Google và nhiều cái tên khác thậm chí còn lố bịch hơn mà vẫn có thể trở thành thương hiệu lớn.

Wesabe không có tính lan truyền (Viral) và Mint thì được một nửa - hoặc cả hai đều không có. Cả hai chúng tôi đều không có bất kỳ sự tương đồng nào với câu chuyện thành công điển hình ở Thung lũng Silicon, với lưu lượng truy cập tăng trưởng và phát triển như YouTube, Twitter...). Mint trả tiền cho các công cụ marketing để lấy khách hàng trong khi Wesabe gần như không chi gì cho tiếp thị. Tuy nhiên, cuối cùng chúng tôi đã đạt được số lượng người dùng bằng 1/5 so với họ.

[Case study] Chuyện thất bại của một startup huy động được 4,7 triệu USD - Ảnh 2.

Tiên phong là lợi thế nhưng không đủ để một startup thành công. Ảnh: Yourstory.

Trong thất bại của Wesabe tôi nghĩ có 2 lý do chính khi nói đến Mint. Và nếu như chúng tôi không mắc phải những điều đó, có lẽ Wesabe sẽ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Đầu tiên, chúng tôi chọn không làm việc với Yodlee, nhưng lại không tìm được phương án thay thế hoặc hình thức khác cho đến khi quá muộn. Yodlee là một công ty cung cấp dữ liệu tài chính tự động như một dịch vụ web. Khi chúng tôi nói chuyện với Yodlee vào năm 2006, công ty này gần như sụp đổ và không còn giám đốc điều hành. Họ cũng rất nhiệt tình trong đàm phán, nói với chúng tôi rằng họ sẽ cung cấp cho chúng tôi một dịch vụ trong 6 tháng gần như miễn phí. Và chúng tôi quả thực không cảm thấy tin tưởng khi giao dịch với một công ty có lịch sử làm việc tệ như vậy. Wesabe quyết định xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu của riêng mình.

Một người bạn của tôi nói rằng sai lầm của chúng tôi là không sử dụng Yodlee ngay từ đầu, và có lẽ là vậy. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng chúng tôi vẫn có thể làm được mà không cần có Yodlee. Và cũng có những công ty như PageOnce không sử dụng Yodlee, nhưng phát triển rất đáng kể trong cùng một thời gian, sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp khác hiệu quả hơn so với chúng tôi). Đó là một sai lầm (không sử dụng hoặc thay thế Yodlee trước khi Mint có cơ hội ra mắt với nền tảng Yodlee) có lẽ đủ để Wesabe sụp đổ.

Thứ hai, Mint tập trung vào việc khiến người dùng gần như không phải làm việc gì, bằng cách tự động chỉnh sửa và phân loại dữ liệu của họ, giảm số lượng trường thông tin trong biểu mẫu đăng ký và tạo ra một sự hài lòng ngay lập tức khi có thể đối với khách hàng.

Trong khi đó, tôi lại ưu tiên xây dựng các công cụ cuối cùng giúp mọi người hiểu, nắm rõ và thay đổi hành vi tài chính của họ theo hướng tốt hơn. Mục tiêu của tôi có thể được cho là cao cả, nhưng cuối cùng khi sản phẩm thất bại, chúng tôi không giúp được gì cho khách hàng.

Tôi đã tập trung vào việc cố gắng làm cho khả năng chỉnh sửa dữ liệu và các chức năng trở nên dễ dàng hơn. Mint thì lại tập trung làm thế nào để khách hàng không phải làm bất cứ việc gì. Cách tiếp cận khách hàng của họ hoàn toàn lợi hơn chúng tôi.

Giữa phương pháp tổng hợp dữ liệu yêu cầu người dùng phải thực hiện nhiều công đoạn và cung cấp quá nhiều thông tin như cách Wesabe vận hành thì việc trải nghiệm ứng dụng một cách đơn giản và dễ dàng đã giúp tiếp cận khách hàng nhanh hơn rất nhiều. Mọi thứ tôi đã đề cập - không phụ thuộc vào một nhà cung cấp nguồn duy nhất, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, giúp người dùng thực sự tạo ra thay đổi tích cực trong cuộc sống tài chính của họ - tất cả những điều đó là những lý do tuyệt vời, hợp lý để chúng tôi theo đuổi mục tiêu của mình. Không ai trong số khách hàng nghĩ rằng phải sử dụng một sản phẩm phức tạp nhưng đem lại lợi ích dài hạn lại tốt hơn là sử dụng một giải pháp thay thế đơn giản và dễ dùng.

Tôi nghĩ trong trường hợp này, Mint chiến thắng hoàn toàn ngay từ đầu (khiến người dùng hài lòng nhanh chóng) và cả hai chúng tôi đều thất bại hoàn toàn ở lần thứ hai (thực sự giúp đỡ mọi người). Không một ai trong chúng tôi giải quyết được các vấn đề tài chính của người tiêu dùng. Thậm chí còn không đến được gần mục đích đó..

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.