[Case Study] Du lịch Dubai - “cỗ máy in tiền” Trung Đông: Luật lệ hà khắc, sa mạc nóng bỏng, nhưng vẫn đều đặn đem về hàng tỷ đô

10/07/2018 14:21
Nền du lịch tại Dubai là một “vũ khí cao tay” của UAE khi đều đặn đem về hàng tấn ngoại tệ cho quốc gia này.

Nội dung nổi bật:

Bối cảnh: Khí hậu bỏng rát quanh năm, luật lệ đạo Hồi hà khắc, bất ổn chính trị trong khu vực…

Kế hoạch: Xây những khách sạn cao cấp bật nhất thế giới, xây dựng sân bay kết nối với hầu hết thành phố lớn, tạo ra hàng loạt hoạt động "sang chảnh" cho nhu cầu của du khách…

Kết quả: Dubai không chỉ phát triển mà là "bùng nổ" trên bản đồ du lịch toàn cầu. Với hơn 14 triệu lượt khách và đóng góp hơn 20% GDP cho cả nước, "du lịch Dubai" đã trở thành một "cỗ máy in đô la".

Khắc nghiệt về mọi mặt

Nằm cạnh sa mạc rộng bao la, thành phố Dubai khi xưa là nơi trú ngụ của các ngư dân hành nghề đánh cá. Không chỉ sở hữu khí hậu khắc nghiệt, nơi đây còn sở hữu những khó khăn "có một không hai" trên thế giới, trở thành rào cản cho nền du lịch trong nước.

Đặc biệt là việc du khách phải hết sức lưu ý và tuân thủ các luật lệ hà khắc của Đạo Hồi, dù không theo đạo hoặc thậm chí là không có tín ngưỡng.

Chẳng hạn như ăn uống ở nơi công cộng bị cấm hoàn toàn trong tháng Ramadan. Vào năm 2008, một nữ du khách người Nga còn bị đưa ra tòa vì "dám" uống nước ép trái cây ngoài đường trong tháng Ramadan.

Ngoài ra thì Dubai còn sở hữu một "đạo luật trang phục" với nhiều hình phạt có thể nói là duy nhất trên thế giới. Những du khách có áo sát nách và quần hay váy ngắn sẽ không được vào tham quan trung tâm thương mại Dubai, dù họ sẵn sàng chi tiêu cả núi tiền đi chăng nữa. Trang phục khi đi ra ngoài cũng được khuyến cáo với những độ dài phù hợp khác nhau.

Những du khách thích tiệc tùng cũng sẽ gặp một số trở ngại khi "tiêu thụ đồ uống có cồn tại nơi công cộng" cũng là một điều cấm kỵ. Chỉ có một số điểm được cấp phép như nhà hàng, quán bar và khu vực riêng tư mới được sử dụng các thức uống có cồn.

Cuộc "lột xác" của Dubai

[Case Study] Du lịch Dubai - “cỗ máy in tiền” Trung Đông: Luật lệ hà khắc, sa mạc nóng bỏng, nhưng vẫn đều đặn đem về hàng tỷ đô - Ảnh 1.

Được mệnh danh là "Thành phố dát vàng", Dubai không chỉ phát triển mà đã "bùng nổ" thành một trung tâm kinh tế và du lịch của thế giới. Với hơn 14 triệu lượt khách vào năm ngoái, Dubai lọt top 20 địa điểm du lịch trên toàn thế giới dù kém tất cả đối thủ còn lại về diện tích, thắng cảnh cũng như kinh nghiệm phát triển du lịch.

Với hơn 102.000 phòng khách sạn và dự kiến gia tăng đến 134.000 phòng vào cuối năm 2018. Dubai sở hữu hơn 70 khách sạn 5 sao chỉ trong một khu vực nhỏ bé, thậm chí nhiều chuyên gia còn nhận định Dubai có khả năng sở hữu khách sạn "6 sao" hay "7 sao" nếu như có chỉ tiêu đánh giá đó.

Dù sở hữu mức giá cao ngất ngưỡng, nhưng các khách sạn tại Dubai đều sở hữu tỷ lệ đặt phòng lên đến 70%, và tỷ lệ kia thậm chí còn cao hơn nữa đối với các khách sạn xa xỉ nhất.

Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, "Dubai" đã trở thành một địa điểm mong ước của giới du lịch trên toàn thế giới. Dubai được đánh giá đã phát triển quá "thông minh" để chuyển mình từ một khu vực hoang vu thành nơi nghỉ dưỡng và mua sắm xa xỉ, nhưng không dừng lại ở đó mà lại tiếp tục bổ sung các giá trị mới nhằm thu hút thêm du khách và "dụ dỗ" họ trở lại lần nữa.

Hiện Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đang đứng thứ 24 trên toàn thế giới về kinh tế theo World Economic Forum. Với Dubai tính riêng "gánh" trên bai 66% tổng đóng góp GDP của ngành du lịch của cả nước.

Du lịch còn là một "cỗ máy in tiền" cho UAE khi đóng góp đến 20% GDP và chiếm hơn 6% tỷ lệ lao động toàn ngành.

Nhưng tại sao Dubai lại hấp dẫn đến thế?

[Case Study] Du lịch Dubai - “cỗ máy in tiền” Trung Đông: Luật lệ hà khắc, sa mạc nóng bỏng, nhưng vẫn đều đặn đem về hàng tỷ đô - Ảnh 2.

Bởi vì trải nghiệm "sang chảnh" mà các khách sạn và trung tâm mua sắm ở đây đem lại. Du khách có thể lựa chọn giữa các khách sạn với tầm nhìn biển, hay khách sạn Ras Al Khaimah với góc nhìn cạnh núi và bờ biển dài hoang sơ. Dịch vụ tại các khách sạn này được đánh giá là "nhất quả đất", vì thế Dubai nghiễm nhiên trở thành địa điểm lý tưởng cho các "khách sộp" mong muốn có một trải nghiệm đẳng cấp thế giới.

Và Dubai không đơn thuần phát triển mà quên mất cội nguồn, văn hóa hiện đại và các giá trị truyền thống luôn được hòa trộn tại đây. Cả thành phố luôn tràn đầy năng lượng, từ những khách sạn cao cấp nhất cho đến những khu vực chợ truyền thống hay những hoạt động của người Ả Rập được bảo tồn trở thành trải nghiệm du lịch.

Chẳng hạn như trải nghiệm mua sắm không bằng tiền, mà bằng cách trao đổi các món hàng có giá trị tương đương. Đây là một hoạt động mang tính trải nghiệm nhưng cũng góp phần thúc đẩy doanh thu của các cửa hàng.

Và còn nơi nào khác trên thế giới mà bạn có thể trượt tuyết trong một phút trước, rồi sau đó tận hưởng cảm giác đua xe địa hình qua sa mạc khắt nghiệt. Dubai tự đa dạng hóa bản thân và chiều lòng khách hàng đến mức, các du khách phải "đau đầu" lựa chọn hoạt động để tham gia.

Từ các kiến trúc Trung Đông, lịch sử và văn hóa của người dân Ả Rập, hoặc bơi cùng cá heo, cưỡi trên lưng lạc đà, đắm chìm trong công viên nước cạnh sa mạc hay bay cao cùng khinh khí cầu … Ai cũng có một danh sách những việc muốn làm ở Dubai, nhưng không phải ai cũng hoàn thành được nó trong một chuyến đi.

Kết quả

[Case Study] Du lịch Dubai - “cỗ máy in tiền” Trung Đông: Luật lệ hà khắc, sa mạc nóng bỏng, nhưng vẫn đều đặn đem về hàng tỷ đô - Ảnh 3.

Dubai phát triển nhanh đến mức chính quyền UAE phải lên kế hoạch xây dựng thêm một sân bay quốc tế Al Maktoum, với khả năng đón tiếp hơn 160 triệu lượt khách mỗi năm và sẽ khánh thành vào năm 2025.

Nơi đây còn dự kiến sẽ đón hơn 20 triệu du khách vào năm 2020 với sự kiện EXPO 2020. Xét về cả số lượng du khách và số tiền chi tiêu hằng ngày của họ, Dubai hiện là điểm đến số 1 tại Trung Đông.


Tin mới

Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Yamaha ra mắt mẫu xe 150cc có thể đi hơn 700km khi đổ đầy bình xăng mà giá chưa tới 45 triệu đồng
34 phút trước
Mẫu xe này chỉ tiêu thụ 1,8 lít xăng cho 100km, đồng thời có thể di chuyển một quãng đường lên đến 722km chỉ với một lần đổ đầy nhiên liệu.
Giá vàng tăng cao, khó mua trực tuyến, Ngân hàng Nhà nước nói gì?
2 giờ trước
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
18 giờ trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
20 giờ trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
02/04/2025 10:38
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
02/04/2025 03:27
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.