Cắt giảm năng lượng tái tạo là bắt buộc

09/04/2021 10:17
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự kiến, trong năm 2021 sẽ phải cắt giảm khoảng 1,3 tỉ kWh điện năng lượng tái tạo do quá tải đường dây 500 kV. Trong trường hợp có thêm nguồn năng lượng tái tạo vận hành sớm so với tiến độ dự kiến, sản lượng cắt giảm sẽ còn cao hơn...

Sản lượng cắt giảm năng lượng tái tạo năm 2021 sẽ cao gấp 3,56 lần so với năm 2020 (365 triệu KWh). Trong đó, có hơn 500 triệu KWh điện năng lượng mặt trời.

SỨC ÉP AN TOÀN HỆ THỐNG ĐIỆN

Theo báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh quý 1/2021 của EVN, trong 3 tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 59,65 tỷ kWh, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, sản lượng huy động từ nguồn năng lượng tái tạo đạt 7,79 tỷ kWh, tăng 180,6% so với cùng kỳ năm 2020 (riêng điện mặt trời lên tới 7,13 tỷ kWh).

Theo EVN, trong quý 1/2021, EVN gặp một số khó khăn trong huy động nguồn linh hoạt. Cụ thể, các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo, ảnh hưởng đến an ninh cấp điện cuối mùa khô; tăng số lần khởi động/thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than/tuabin khí, làm tăng nguy cơ sự cố tổ máy.

Trong báo cáo mới đây, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) cho biết, trong giai đoạn hiện nay, tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo cung cấp cho hệ thống chiếm mức cao (xấp xỉ 23,5%) đã góp phần đảm bảo nguồn cung, nhưng do khả năng phát điện phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng sơ cấp tức thời, thay đổi thường xuyên khó dự báo nên việc đảm bảo cung cầu vẫn phụ thuộc nhiều vào các nguồn truyền thống.

Do đặc điểm công nghệ, các nguồn điện truyền thống (than, khí) thường vận hành không linh hoạt (tốc độ tăng/giảm công suất thấp, dải điều chỉnh nhỏ chỉ đạt khoảng 20-30% công suất đặt tổ máy, thời gian khởi động kéo dài…); Các nguồn nguồn thủy điện tuy vận hành linh hoạt hơn nhưng hiện chỉ chiếm khoảng 20% công suất hệ thống.

Đáng lưu ý, vào các cao điểm chiều tối hàng ngày, việc cung cấp điện hoàn toàn phụ thuộc vào các nguồn truyền thống do lúc này toàn bộ các nguồn cung từ điện mặt trời (khoảng 12.000-13.000 MW) đã không còn khả năng vận hành phát điện. Bên cạnh đó, nhiều thời điểm các nguồn điện phát ở khu vực miền Trung/Nam không thể phát được tối đa do các ràng buộc lưới điện truyền tải 110/220kV và cả liên kết 500kV từ miền Trung ra miền Bắc.

Chính vì vậy, việc huy động các nguồn điện hàng ngày cần được tính toán hợp lý, cơ cấu nguồn phải đảm bảo có dự phòng để đáp ứng không những các thay đổi của phụ tải tiêu thụ điện mà còn với các thay đổi bất thường của chính các nguồn năng lượng tái tạo với mức độ thay đổi hàng nghìn MW trong vài giây.

Với những lý do nêu trên, EVNNLDC cho rằng việc tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian qua cũng như hiện nay là bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn cung cấp điện. Tuy nhiên, vẫn phải có những giải pháp hợp lý để khai thác các nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

LÃNG PHÍ NGUỒN TÀI NGUYÊN

Trong thời gian tới, hiện tượng thừa nguồn, quá tải lưới điện gây tiết giảm năng lượng tái tạo được nhận diện sẽ tiếp tục xuất hiện, như giai đoạn tháng 7 - 9 (miền Bắc bước vào thời kỳ lũ chính vụ của các hồ thủy điện), sản lượng điện tiết giảm dự kiến khoảng 180 triệu kWh/tháng, giai đoạn tháng 10 - 12 (các nguồn điện gió vào vận hành đủ theo quy hoạch, đồng thời đang trong giai đoạn mùa lũ miền Trung - Nam), lượng tiết giảm có khả năng lên đến 350 - 400 triệu kWh/tháng.

Vì sao năng lượng tái tạo – nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường lại đang bị cắt giảm công suất trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện?

Theo ông Nguyễn Văn Vy, Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Năng lượng Việt Nam,  nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết này đã thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào ngành điện, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, do phát triển nóng trong khi hệ thống lưới điện không thay đổi đã dẫn đến việc quá tải đường truyền tải, không còn cách nào khác là phải cắt giảm.

Chính sách khuyến khích đã thúc đẩy mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào ngành điện, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, do phát triển nóng trong khi hệ thống lưới điện không thay đổi đã dẫn đến việc quá tải đường truyền tải, không còn cách nào khác là phải cắt giảm.

Về vấn đề quá tải của hệ thống điện, tại diễn đàn về các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam mới đây, ông Bùi Văn Thịnh, Hiệp hội Điện gió & Mặt trời Bình Thuận, cho rằng trong Quy hoạch điện VI, Quy hoạch Điện VII và Quy hoạch điện VIII sắp tới đã quy định rất rõ ràng việc phát triển năng lượng tái tạo bao gồm cả nguồn và lưới. Tuy nhiên, điều đáng nói là việc tuân thủ các quy hoạch chưa được quan tâm, vẫn xuất hiện cơ chế xin – cho bổ sung quy hoạch dẫn tới gây áp lực rất lớn cho hệ thống truyền tải.

Cũng tại diễn đàn này, ông Đào Du Dương, Phó chủ tịch thường trực Đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam tại Tp.HCM, cho biết việc bảo đảm an toàn an ninh năng lượng điện Quốc gia được giao cho EVN, nhưng đơn vị này vẫn đang rất bị động, không đưa ra được kế hoạch lâu dài, cũng như không dự đoán được sự bùng nổ của năng lượng tái tạo trong năm vừa qua.

Trong đó, các dự báo của EVN cũng như Bộ Công Thương về năng lượng tái tạo đều không sát với thực tế, không đánh giá hết được năng lực của việc doanh nghiệp năng lượng tái tạo Việt Nam. Ngoài ra, các quy hoạch điện còn mang tích chất chủ quan, độc quyền dẫn đến các quy hoạch không được kiểm soát. Từ đó, dẫn tới việc buộc phải cắt giảm điện năng lượng tái tạo, ông Dương nhấn mạnh.

Theo ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn Sao Mai, việc cắt giảm điện năng lượng tái tạo khoảng 1,3 tỉ kWh trong năm 2021 do quá tải đường dây 500 kV không những có thể gây thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng cho doanh nghiệp, mà còn là sự lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia. Ngành điện cần nâng cấp đường dây truyền tải theo đúng các quy hoạch điện đã được phê duyệt.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
4 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.633 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.798.796 VNĐ / thùng

70.77 USD / bbl

1.43 %

+ 1.00

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.154.982 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.596.576 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
6 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
12 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
12 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
1 ngày trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa