Cầu cao su tăng nhanh hơn cung đang kích thích giá tăng

30/05/2021 19:27
Giá cao su thiên nhiên tuần này đi lên do kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục, các nước duy trì những chương trình kích thích kinh tế khổng lồ giữa bối cảnh cung – cầu cao su thiên nhiên đều tăng.

Phiên cuối tuần 28/5, giá cao su thiên nhiên trên sàn Osaka – tham chiếu cho thị trường Châu Á – có thời điểm đạt mức cao nhất trong vòng 3 tuần.

Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn Osaka sáng 28/5 tăng lên 261 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 7/5 do những dữ liệu kinh tế mạnh mẽ phát đi từ Mỹ và thông tin cho biết Ngân hàng trung ương Nhật bản sẽ duy trì các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát.

Kết thúc phiên này, giá giảm trở lại về mức 254,3 JPY (2,3 USD)/kg, thấp hơn 1,1 JPY (0,4%) so với phiên liền trước.

Giá cao su kỳ hạn giao tháng 9 trên sàn Thượng Hải phiên cuối tuần cũng có lúc tăng lên mức cao 13.975 CNY/tấn, mặc dù sau đó giảm về 13.660 CNY (2.143 USD)/tấn.

Mặc dù vậy, tính chung cả tuần giá vẫn tăng 1,2%.

Giá cao su tại Việt Nam tháng qua cũng có xu hướng tăng. Theo khảo sát, giá cao su ở Bình Phước hiện dao động trong khoảng 315 - 390 đồng/độ mủ, tăng nhẹ so với 315 - 325 đồng/độ mủ cuối tháng 4/2021.

Giá cao su hàng thực ở các nước sản xuất khác thuộc Châu Á cũng tăng.

Cầu cao su tăng nhanh hơn cung đang kích thích giá tăng - Ảnh 1.

Giá cao su physical tại các nước sản xuất

Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng tích cực, giúp số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3/2020, trong bối cảnh các doanh nghiệp ở nước này đang cần rất nhiều lao động để đáp ứng nhu cầu tăng do nền kinh tế đang mở cửa trở lại một cách nhanh chóng.

Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản dự kiến sẽ duy trì chương trình kích thích kinh tế khổng lồ bởi dự báo lạm phát trong nhiều năm tới vẫn sẽ không đạt mục tiêu 2%, trong bối cảnh những đợt phong tỏa mới để chống lại Covid-19 làm giảm bớt tác động tích cực từ cơ hội nhu cầu tăng trên toàn cầu.

Tại Diễn đàn Thị trường Phái sinh Thượng Hải lần thứ 18 vừa diễn ra gần đây, Tổng thư ký Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG), Salvatore Pinizzotto, cho biết ông dự kiến tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2021 sẽ tăng 7%, sau khi giảm 8,1% trong năm 2020 do đại dịch. Tuy nhiên, ông cũng cho biết nhu cầu cao su năm nay có thể sẽ hồi phục chậm hơn dự kiến nếu đại dịch Covid-19 ở Châu Á diễn biến xấu đi nữa.

Về nhu cầu năm 2022, ông Salvatore Pinizzotto dự báo nhu cầu cao su trên toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục tăng thêm 5,3%.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Pinizzotto cho biết: "Tiêu thụ cao su năm 2020 đã giảm đáng kể do cú sốc nhu cầu vì đại dịch, trong khi cường độ sản xuất cao su tự nhiên tiếp tục giảm, mặc dù ở một số khu vực, cây cao su mới trồng - nay đến kỳ cho thu hoạch mủ - sẽ có sản lượng tốt.

Trong khi đó, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho biết sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2020 ở mức 13,13 triệu tấn, trong khi nhu cầu là 12,904 triệu tấn.

"Nếu chúng ta nhìn vào xu hướng sản xuất và nhu cầu trong năm nay sẽ thấy rằng nhu cầu cao su tự nhiên dự báo sẽ tăng 7%, và nhu cầu cao su tổng hợp cũng sẽ tăng 7,2%", ông Pinizzotto cho biết.

Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới đang tăng đều đặn, phản ánh sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu sau giai đoạn năm 2020 sụt giảm do đại dịch Covid-19. ANRPC cho biết nhu cầu đối với cao su tự nhiên tháng 4/2021 đã tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,129 triệu tấn, phản ánh sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và Mỹ.

IRSG dự báo sản lượng cao su thiên nhiên năm nay sẽ tăng 5%, thấp hơn mức tăng nhu cầu. Trong đó, sản lượng của khu vực Đông Nam Á giảm nhưng ở các khu vực khác trên thế giới dự báo sẽ tăng.

Báo cáo cập nhật hàng tháng của ANRPC công bố ngày 20/5 cho biết, trong tháng 4 vừa qua, sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới cũng tăng để đáp ứng nhu cầu đang hồi phục mạnh.

Theo đó, sản lượng cao su thiên nhiên tháng 4 đạt 903.000 tấn, tăng 22,5% so với 737.000 tấn của tháng 4 năm ngoái.

Sản lượng cao su của Trung Quốc trong tháng 3 và 4 năm nay đều thấp hơn dự kiến do dịch bệnh nấm mốc trắng bùng phát ở Xishuangbanna, Vân Nam - tỉnh sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Hải Nam và Quảng Đông.

Về quý II/2021, ANRPC dự kiến sản lượng ở một số nước thành viên như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka sẽ thấp hơn so với ba tháng đầu năm, do đại dịch Covid-19 bùng phát và dịch bệnh trên cây cao su.

Tổ chức này dự đoán Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Philippines sẽ tăng sản lượng, nhưng vẫn còn những yếu tố tiềm ẩn như dịch bệnh thực vật bùng phát và đại dịch Covid-19 diễn biến xấu đi.

Cả IRSG và ANRPC đều cảnh báo về những yếu tố rủi ro đối với sản xuất cao su thiên nhiên. IRSG cho biết yếu tố rủi ro là biến đổi khí hậu – sẽ tác động lâu dài tới sản xuất cao su thiên nhiên, với mưa lớn, khô hạn và nhiệt độ cao.

ANRPC cũng cảnh báo rằng sự bùng phát của các trường hợp Covid-19 và làn sóng mới của các biến thể khác nhau trên thế giới có thể tạo ra những bất ổn trong quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Tham khảo: Reuters, European-rubber-journal

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
55 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.559.319 VNĐ / tấn

302.59 UScents / lb

2.58 %

+ 7.61

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.192.329 VNĐ / tấn

984.26 UScents / bu

0.67 %

+ 6.51

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.186.859 VNĐ / tấn

292.20 USD / ust

0.97 %

+ 2.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
20 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
20 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
22 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
23 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.