Đây là câu hỏi được đưa ra tại talkshow Sức hút bất động sản vùng ven do Báo Đầu tư tổ chức. Về vấn đề này, ông Đỗ Quý Duy, Giám đốc Kinh doanh, Tập đoàn Hải Phát - Hải Phát Invest cho biết: "Trong khoảng 3 tháng trở lại, việc khách hàng bỏ cọc diễn ra khá thường xuyên và trên diện tương đối rộng. Tuy nhiên, việc này tập trung chủ yếu ở miền Bắc còn tại khu vực miền Nam, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, tỷ lệ bỏ cọc ở miền Bắc chắc trên khoảng 60% còn tại miền Nam chỉ có 20% . Đặc biệt, chúng tôi phát hiện phân khúc khách hàng bỏ cọc nhiều rơi vào tầm giá từ 10 – 20 triệu, còn nhỏ hơn hoặc cao hơn diễn ra không nhiều".
Là một người trực tiếp phân phối và phát triển dự án ở phía Nam, bà Trần Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc CTCP Bất động sản EximRS cho biết: "Giao dịch các sản phẩm bất động sản ở thị trường phía Nam giảm sút là có thật. Việc bỏ cọc chỉ xảy ra ở những khu vực mang tính sốt cục bộ, giá tăng cao và chưa có hạ tầng, pháp lý rõ ràng. Còn với những khu vực vùng ven vẫn đang hấp thụ tốt, còn dư địa tăng. Do đó, tôi không thấy ghi nhận câu chuyện khách bỏ cọc".
Đưa ra nhận định về diễn biến thị trường những tháng đầu năm, ông Trần Thế Anh, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Thắng Lợi cho hay: "Kiểm soát nguồn vốn vào thị trường bất động sản, ngân hàng cẩn trọng trong việc cho vay kinh doanh bất động sản, siết chuyển nhượng bất động sản… cũng có một số ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, ảnh hưởng ở đây giống như sự cố mang tính chất cục bộ, nó ảnh hưởng đến một số nhà đầu tư ngắn hạn, đầu tư lướt song. Còn với nhà đầu tư thực thụ có dòng tiền đầu tư dài hạn thì tôi nghĩ là không có ảnh hưởng.
Thực tế, trong thời gian vừa qua, các dự án ra hàng được đón nhận rất tốt và tính minh bạch rất cao. Cho nên, quan điểm của tôi, những biến động trên của thị trường chỉ ảnh hưởng cục bộ. Còn với những dự án vùng ven được quy hoạch bài bản, chỉnh chu, đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của nhà đầu tư thì cũng không có ảnh hưởng nhiều".
Chia sẻ thêm về việc tín dụng bất động sản bị kiểm soát, ông Đính cho hay, cơ quan quản lý khẳng định là không có siết tín dụng hay siết dòng tiền. Nhưng, câu chuyện quản lí dòng tiền, đặc biệt đối với thị trường bất động sản có lẽ cũng diễn ra trong vài năm trở lại đây. Điều này nghĩa là hạn chế đầu tư cho vay, các hoạt động đầu tư kinh doanh hay là đầu tư đầu cơ bất động sản. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là tại sao khi ngân hàng đang kiểm soát dòng tiền chặt chẽ vào thị trường bất động sản mà thị trường vẫn "nóng", vẫn bùng nổ, đặc biệt là các giao dịch vẫn rất mạnh, kể cả giai đoạn đại dịch Covid năm 2020-2021. Hay trong những tháng đầu năm, tôi thấy mọi giao dịch có sự bùng nổ, đang thể hiện một cái lực cầu cực kỳ mạnh, đặc biệt thị trường bất động sản miền Nam.
Ông Đính cho rằng, nguồn tiền đổ vào bất động sản thời gian vừa qua là dòng tiền nhàn rỗi trong dân và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, sản xuất bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã dịch chuyển vào kênh đầu tư bất động sản và chứng khoán. Do đó, thời gian qua, hoạt động mua bán bất động sản sôi động diễn ra nhiều nơi và nhu cầu về đầu tư bất động sản vẫn còn rất lớn.
Đồng tình với quan điểm, bà Nguyễn Thị Hồng Huệ, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh, Tập đoàn MIK GroupNhu cầu đó được thể hiện qua thực tế trong những tháng đầu năm nhiều dự án ra hàng đã đạt được tốc độ bán tốt. Thậm chí, có những dự án trong 2-3 tháng trở lại đây, tốc độ bán đâu đó gấp 2-3 lần những tháng đầu năm.
"Một số dự án tôi thấy họ triển khai bán hàng đâu đấy trong vòng khoảng 1-2 ngày mở bán đã có đến hang tram giao dịch. Điều này để cho thấy, mặc dù thị trường năm nay có nhiều biến động cũng như khó dự đoán nhưng với những cái sản phẩm bất động sản phục vụ nhu cầu để ở và được đầu tư hiện đại thì vẫn được đón nhận".