Đại dịch Covid-19 bất ngờ xuất hiện đã làm suy yếu những triển vọng của thị trường bất động sản. Trong đó, phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nhất là bán lẻ và nghỉ dưỡng. Nhiều khu nghỉ dưỡng lớn bậc nhất cả nước thông báo đóng cửa, bảo trì. Nhân viên theo đó cũng chịu cảnh cắt giảm, làm việc luân phiên. Nhiều khách sạn lớn nhỏ đều trong tình trạng đóng cửa hoặc cho nhân viên nghỉ việc luân phiên, cắt giảm nhân sự.
Giữa lúc tác động của dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, Tập đoàn Mường Thanh với gần 60 khách sạn trải dài khắp cả nước cũng không nằm ngoài ảnh hưởng với những thiệt hại nặng nề. Hơn 12.000 nhân viên tại đây đã nơm nớp nghĩ đến cảnh sẽ mất việc làm, sa thải trong chiến dịch giảm bớt chi phí trong giai đoạn quá khó khăn này.
Tuy nhiên, chủ tịch Lê Thanh Thản cho biết trên Tầm Nhìn: "Không ai phải nghỉ việc cả. Cả nước chống dịch, mình cũng chống dịch. Lúc thuận lợi thì kêu gọi quân bên dưới làm hết lòng hết dạ, lúc gặp khó khăn lại đẩy họ ra là cớ làm sao? Các chú cứ xác định mình sẽ no đói có nhau nhé! Yên trí về làm nhiệm vụ đi!"
Câu nói của đại gia Lê Thanh Thản đã chạm đến trái tìm của hàng chục nghìn nhân viên Mường Thanh trong bối cảnh chuỗi khách sạn này cũng đang phải gồng mình chống chọi với những thiệt hại lên đến gần trăm tỷ đồng do đại dịch Covid-19.
Ông Lê Thanh Thải và con gái Lê Thị Hoàng Yến.
Tại Mường Thanh, ông Lê Thanh Thản được biết là chủ tịch Tập đoàn, tuy nhiên một nhân vật cũng khá quen thuộc với truyền thông là Lê Thị Hoàng Yến - con gái đầu của ông Thản. Hiện, Hoàng Yến được biết với vai trò là Tổng giám đốc chuỗi khách sạn Mường Thanh.
Được biết, Mường Thanh là chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Nam Á với gần 60 khách sạn và dự án khách sạn, từ 4-5 sao, tập trung tại các trung tâm thành phố lớn, các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng.
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh đang có gần 12.000 lao động. Tại các địa phương có khách sạn Mường Thanh đều sử dụng hơn 90% lao động của chính địa phương đó.
Bên cạnh quy mô hàng đầu, một trong những lợi thế của thương hiệu khách sạn Mường Thanh so với các thương hiệu khác là bản sắc và giá trị văn hóa riêng. Khởi nguồn từ vùng đất Điện Biên, sau 26 năm phát triển, Mường Thanh vẫn là thương hiệu khách sạn của người Việt, do người Việt quản lý và điều hành.
Mường Thanh đặt mục tiêu trở thành thương hiệu khách sạn thuần Việt – đại diện cho ngành lưu trú quốc gia vào năm 2020. Và mở rộng hoạt động của Tập đoàn sang các thị trường mới trong tương lai.