CEO Fitbit: Từ sinh viên bỏ học Harvard tới câu chuyện bán 'con cưng' cho Google

06/08/2021 09:03
James Park coi Fitbit là đứa "con cưng" mà ông vô cùng tự hào. Theo CEO Fitbit, khi bạn thành lập công ty, kiên trì chính là yếu tố mang đến thành công.

Suốt 14 năm liền, James Park đã dành hết mọi tâm sức của mình cho đứa "con cưng" Fitbit, cho tới khi Google mua lại công ty này vào năm 2019 với giá 2,1 tỷ USD.

James Park sinh ra và lớn lên trong một gia đình Hàn Quốc nhập cư vào Mỹ. Gia đình ông có một cửa hàng buôn bán nhỏ và chính thái độ làm việc chăm chỉ của bố mẹ đã tác động lớn đến cậu bé James Park những ngày niên thiếu.

Năm 1998, Park bỏ Đại học Harvard để theo đuổi con đường kinh doanh. Startup đầu tiên của ông là công ty phát triển phần mềm hạ tầng B2B Epesi Technology, hiện đã không còn hoạt động.

“Điều tuyệt vời nhất khi trở thành một nhà sáng lập doanh nghiệp là bạn có khả năng vạch ra những ý tưởng trong đầu và nhanh chóng bắt tay vào hành động", nhà sáng lập Fitbit chia sẻ. “Đó là điều đã thúc đẩy tôi trong suốt những năm qua".

Năm 2006, Park vô cùng hứng thú với các loại cảm biến và phần mềm theo dõi chuyển động thời gian thực được trang bị trong bộ điều khiển từ xa của máy chơi game Nintendo Wii.

“Làm thế nào chúng ta nắm bắt được điều kỳ diệu này và ứng dụng nó vào các thiết bị thuận tiện cho việc di chuyển hơn?”. Đó là câu hỏi mà Park và người đồng sáng lập Fitbit sau này, Eric Friedman, đã nghĩ. Từ đây, ý tưởng về thiết bị đeo theo dõi hoạt động thể thao của Fitbit đã ra đời.

Park và Friedman đã huy động được 400.000 USD từ gia đình và bạn bè để xây dựng nguyên mẫu cho thiết bị đeo Fitbit. Năm 2008, cả hai giới thiệu sản phẩm của mình tại hội nghị khởi nghiệp TechCrunch, nhưng phải mất tới 8 tháng họ mới phát triển xong phần cứng để sẵn sàng cho việc sản xuất.

CEO Fitbit: Từ sinh viên bỏ học Harvard tới câu chuyện bán con cưng cho Google - Ảnh 1.

James Park, đồng sáng lập, chủ tịch và CEO Fitbit. Ảnh: Getty Images

Năm 2008, Fitbit hoàn thành vòng gọi vốn hạt giống với số tiền huy động được là 2 triệu USD từ True Ventures và SoftTech VC. Tổng cộng, trong 4 vòng huy động vốn, Fitbit đã nhận được 66 triệu USD.

Tới năm 2019, gã khổng lồ công nghệ Google thông báo mua lại Fitbit với giá 2,1 tỷ USD. Thỏa thuận chính hoàn tất vào tháng 1 đầu năm nay. Fitbit hiện có hơn 29 triệu người dùng và đã bán được hơn 120 triệu thiết bị trên toàn thế giới.

Trong cuộc trò chuyện với CNBC Make It, CEO kiêm đồng sáng lập Fitbit James Park đã chia sẻ về cuộc sống cá nhân, những thành công cũng như thất bại trên con đường sự nghiệp của ông.

Về công việc của cha mẹ: “Tôi thực sự ấn tượng bởi sự chăm chỉ của cha mẹ”

Cha mẹ của James Park đã từng thử kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau như tóc giả, kem, quần áo thể thao…

“Thật tuyệt khi bạn có thể tìm ra nhiều cách khác nhau để kiếm sống và trở nên thành công", CEO Fitbit chia sẻ. “Tôi thực sự ấn tượng bởi sự chăm chỉ của cha mẹ mình. Tôi nghĩ làm việc chăm chỉ có lẽ là một trong những điều quan trọng nhất mà tôi nhận được từ cha mẹ khi lớn lên".

Lý do bỏ Đại học Harvard: “Bố mẹ muốn tôi trở thành bác sĩ”

Cha mẹ James Park muốn con trai trở thành bác sĩ, nhưng bản thân ông chưa bao giờ suy nghĩ nghiêm túc về việc mình thực sự muốn làm gì, cho tới khi vào đại học. Trong thời gian học đại học, James Park từng thực tập tại một ngân hàng ở New York nhưng không hào hứng với công việc này.

“Đó là thời điểm dot-com bắt đầu bùng nổ, năm 1998, cũng là lúc tôi nhận ra tôi yêu thích công việc liên quan tới máy tính cũng như muốn bắt đầu công việc của riêng mình", James Park nhớ lại.

James Park còn chia sẻ thêm, khi đó ông thậm chí chỉ mất chưa tới 10 giây để đưa ra quyết định bỏ học.

Những vinh quang và thất bại lớn nhất: “Đứng trên bục vinh quang tại New York Stock Exchange"

“Đứng trên bục phát biểu tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, khi Fitbit ra mắt công chúng là một sự kiện tuyệt vời", James Park nhớ lại. “Tôi cảm thấy nhẹ nhõm xen lẫn tự hào - đặc biệt là khi nhìn thấy những người đã bắt đầu hành trình này cùng tôi và Eric Friedman, khi tất cả cùng nhau rung chuông".

Với James Park, Fitbit là đứa "con cưng" mà ông vô cùng tự hào. Nhưng trong quá trình kinh doanh, CEO Fitbit thừa nhận đã không ít lần đưa ra những quyết định không có lợi trong dài hạn, ví dụ như chờ đợi quá lâu để chuyển sang mô hình kinh doanh tốt hơn.

James Park chia sẻ, thất bại lớn nhất của ông là lần khởi nghiệp đầu tiên với công ty Epesi Technology. Ông đã học được nhiều bài học từ thất bại đầu đời này, trong đó có bài học về sự tập trung.

“Chúng tôi thường xuyên thay đổi. Điều này rất bất lợi cho quá trình kinh doanh", James Park nói. “Kinh nghiệm đó đặc biệt đau đớn.”

Lời khuyên cho các doanh nhân khao khát thành công: “Kiên trì là điều vô cùng quan trọng”

Theo CEO Fitbit, khi bạn thành lập công ty, kiên trì chính là yếu tố mang đến thành công.

“Thật dễ dàng bị cuốn hút vào những thứ như hãy kiếm tiền một cách cực kỳ nhanh chóng", James Park nói. “Để tạo ra những thứ thực sự có giá trị lâu dài, kiên trì là điều vô cùng quan trọng".

Bên cạnh đó, James Park cũng khuyên các doanh nhân trẻ phải có niềm tin về những gì mình đang làm. “Sâu bên trong bạn phải có niềm tin và nếu nó đồng nghĩa với việc đi ngược lại suy nghĩ của những người khác, thì hãy cứ kiên định với niềm tin của mình".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
38 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
25 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
50 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
42 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.