CEO Mark Zuckerberg và 3 lần xin lỗi về bảo mật dữ liệu người dùng Facebook

10/04/2018 16:10
Ngày mai 11/4, CEO Mark Zuckerberg sẽ ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về vấn đề bảo mật dữ liệu của Facebook. Thế nhưng, ít ai biết rằng trong 15 năm hoạt động, Mark Zuckerberg đã từng 2 lần đứng ra xin lỗi người dùng trước khi scandal lớn nhất xảy ra.

Ngày mai 11/04, CEO Mark Zuckerberg sẽ ra làm chứng trước Quốc hội Mỹ để thảo luận về vấn đề bảo mật dữ liệu của Facebook, cũng như các tin giả mạo liên quan đến Nga và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Theo bản khai tóm tắt đã được chuẩn bị, Mark sẽ thừa nhận rằng Facebook đã có những sai lầm về các vụ việc trên, bao gồm cả sự riêng tư của người dùng như :"Không đủ khả năng kiểm soát thông tin của họ, trong khi chúng tôi phải đảm bảo rằng các nhà phát triển phần mềm cũng phải bảo vệ người dùng vậy".

Lời xin lỗi đầu tiên

Thế nhưng, trên thực tế đây không phải là lần đầu tiên Facebook gặp vấn đề về bảo mật, Mark từng "đau đầu suy nghĩ" vào thời điểm 15 năm trước đây. Năm 2003, khi trụ sở làm việc còn đang ở Harvard, người dùng đã phàn nàn về dịch vụ Facemash - tiền thân của Facebook sử dụng hình ảnh của họ mà chưa được phép đồng ý, sau đó CEO này phải gỡ khỏi trang web và xin lỗi.

Sau khi rút kinh nghiệm về sai lầm đầu tiên, đã thiết lập một mô hình nhất quán để tạo ra Facebook. Kể từ đó CEO Mark và các nhân viên rất hiếm khi nói về "sự riêng tư", phương châm hoạt động của Facebook là nơi mọi người muốn chia sẻ thông tin, miễn là họ kiểm soát nó được sử dụng như thế nào. Nhưng có lẽ giống như trường hợp của Facemash - vụ việc của Facebook lại đi quá xa và Mark lại một lần nữa đứng ra nói lời xin lỗi.

Theo nghiên cứu của CNBC và tài liệu "các tập tin Zuckerberg" của phóng viên Michael Zimmer, đây là một cái nhìn toàn diện về những gì Zuckerberg đã nói hoặc không làm được để đảm bảo về sự riêng tư của người dùng và kiểm soát dữ liệu:

"Không vượt qua được vấn đề trong việc vi phạm quyền riêng tư của người dân"

Năm 2003, báo chí sinh viên của Harvard đã phỏng vấn Zuckerberg về dự án của tiền thân của Facebook là facemash.com khi trang web này gây ra sự phẫn nộ và bị khóa vĩnh viễn vì sử dụng hình ảnh chưa được cho phép. CEO Mark năm đó ở độ tuổi 19, đã trả lời:

"Tôi không biết làm thế nào để có thể mang trang web của mình trở lại trực tuyến được. Tôi đã không thể vượt qua được các vấn đề về vi phạm quyền riêng tư của người dân. Mối quan tâm lúc này chính là gây ra tổn thương cho cảm xúc của họ. Nhưng thực sự tôi không muốn mạo hiểm thêm nữa và cũng không có ý định xúc phạm bất cứ ai". Mark đã gửi một lá thư xin lỗi ngay sau đó:

"Tôi hi vọng bạn hiểu rằng đây không phải là điều tôi muốn làm. Tôi xin lỗi vì bất cứ thiệt hại nào mà mình đã vô tình bỏ qua và sẽ nhanh chóng xem xét vị trí bị lan rộng, cũng như hậu quả nó gây ra...Tôi chắc chắc sẽ sớm nhìn rõ được sai lầm của mình".

Người dùng Facebook đã chọn bảo mật dữ liệu cá nhân từ ngày đầu sử dụng

Năm 2004, Facebook phiên bản đầu tiên đã được xây dựng lên từ đống tro tàn của Facemash, chỉ với hàng trăm người đăng ký dịch vụ. Zuckerberg cũng thừa nhận tuy muốn mở rộng dịch vụ dựa vào việc tìm kiếm nhưng đã bị phản đối bởi các thành viên Facebook đều lựa chọn sự bảo mật và không muốn người khác có thể tra cứu thông tin của mình.

Thế nhưng, vào tháng 10/2005 khi được nhà đầu tư Jim Breyer của Facebook phỏng vấn về cách tiếp cận của mình giữa những ý nghĩa đạo đức, pháp lý và việc kiếm tiền từ mạng xã hội này. Mark Zuckerberg đã trả lời: "Tôi không yêu cầu mọi người chia sẻ bất cứ thông tin nào về mình. Đồng nghĩa với việc không có bất cứ liên hệ và không chịu trách nhiệm nội dung về nguồn tin của bạn. Chính bạn bè của bạn mới là người khuyến khích mọi người sử dụng những dữ liệu đó. Chúng tôi chỉ đưa đường chỉ lối mọi người đến đây mà thôi". Tháng 12 cùng năm Mark tiếp tục trả lời phóng vấn: "Chúng tôi rất nhạy cảm đối với sự riêng tư của người dùng".

Rõ ràng ngay từ năm đầu tạo nên Facebook, CEO Mark đã không nhất quán trong lời nói cũng như hành động của mình.

 Lần thứ 2 mắc lỗi: "Chúng tôi đơn giản đã làm một việc xấu"

Năm 2007 được coi là năm với nhiều khiếm khuyết trong quyền riêng tư về dữ liệu của Facebook khi mạng xã hội mở rộng ra ngoài lãnh thổ các trường đại học đến toàn bộ người dân. Công ty đã hợp tác với Beacon - cho phép trang web của bên thứ 3 đăng tải các thông tin cá nhân của người mua sản phẩm khi chưa được đồng ý. Điều đó đồng nghĩa với việc một số người dùng vô tình phát tán thông tin của bạn bè mình  khi mua phim hay bán vé máy bay trên nền tảng này.

CEO Mark Zuckerberg và 3 lần xin lỗi về bảo mật dữ liệu người dùng Facebook - Ảnh 1.

Cách Facebook cho bên thứ 3 lấy dữ liệu của người dùng vào năm 2007.

Zuckerberg phải "dọn dẹp" vấn đề bằng một bài đăng đã được lưu trữ trên Facebook:


"Chúng tôi mắc rất nhiều sai lầm khi xây dựng tính năng này nhưng đã kịp xử lý. Tôi thực sự xin lỗi vì đã làm một việc tồi tệ với phiên bản lần này. Thay vì lảnh tránh vấn đề, tôi công nhận không hề tự hào gì với cách xử lý tình huống như thế này và chúng tôi có thể làm tốt hơn thế nữa...".

CEO Mark Zuckerberg và 3 lần xin lỗi về bảo mật dữ liệu người dùng Facebook - Ảnh 2.

Bài đăng của Mark trên Facebook

Chính vì thế mà vào 2008, CEO đã đưa ra "Đạo luật  Zuckerberg" với mục tiêu "cùng tiến lên và càng cởi mở hơn". Đồng thời, "hy vọng mọi người sẽ chia sẻ gấp 2 lần thông tin so với năm ngoái và gấp 2 lần nữa qua mỗi năm. Điều đó có nghĩa là mọi người đang thực sử dụng Facebook, đồng thời mở rộng các ứng dụng và hệ sinh thái ngày càng nhiều".


Đặc biệt vào năm 2011, Zuckerberg đã chia sẻ một ghi chú trên Facebook lên trang cá nhân của mình sau khi ký một bản thỏa thuận chấp thuận quản lý an toàn việc sử dụng dữ liệu cá nhân của Facebook với Ủy ban thương mại liên bang (FTC).

"Facebook kết hợp với nhiều công ty công nghệ để bảo vệ bạn và thông tin của bạn"

Năm 2014, Facebook mua lại ứng dụng tin nhắn WhatsApp. Sau đó, CEO Mark đã repost lại bài phát biểu do đồng sáng lập Jan Koum của WhatsApp viết :"Facebook đứng với nhiều công ty công nghệ để bảo vệ bạn và thông tin của bạn".

Không những thế trong bài viết gốc, Jan Koum còn yêu cầu Tòa án Mỹ điều tra vụ việc một cơ quan khác đã buộc tội Apple đang làm suy yếu tính bảo mật của ứng dụng WhatsApp. Ông đảm bảo việc doanh nghiệp của mình và những công ty khác đang cùng nhau chứng minh rằng nền tảng này có thể vươn xa hơn nữa.

Lần thứ 3 đứng ra xin lỗi về vấn đề bảo mật của Facebook

CEO Mark Zuckerberg và 3 lần xin lỗi về bảo mật dữ liệu người dùng Facebook - Ảnh 3.

Trong năm 2017, CEO Mark đã từng phát biểu sứ mệnh của Facebook chính là "giữ an toàn cho cộng đồng và không được xâm hại quyền riêng tư". Thế nhưng, scandal xảy ra vào tháng 3/2018 qua báo cáo của Cambridge Analytica chứng minh Facebook quên hết những lời hứa của mình trước đó. Buộc CEO đã phải đứng ra nhận lỗi "không xứng đáng để phục vụ các bạn".

Nhìn về tổng quát qua 15 năm hoạt động Facebook đã gây ra những sai lầm không tính xuể nhưng chỉ có 3 lần chính thức đứng ra xin lỗi. Cũng như việc liên tục đưa ra các chính sách bảo vệ dữ liệu người dùng và tự mình phá vỡ những quy tắc đó. Liệu những bê bối vừa qua có mang lại kinh nghiệm "để đời" cho mạng xã hội lớn nhất thế giới này không? Hay chỉ là những lời hứa "qua cầu gió bay"?

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
26 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
13 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
21 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
29 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.