CEO Namaste từ chối 1 triệu USD của Shark Bình với tuyên bố "chỉ nhân 3 tài sản": Nhưng số liệu có "hoành tráng" như công bố?

11/07/2021 15:50
Nhiều người cho rằng CEO Namaste "ngáo giá" nhưng bản thân anh cho rằng khi anh đầu tư vào Namaste, anh xứng đáng "lời gấp 3 số tiền đã đầu tư".

Một trong những thương vụ gây tranh cãi nhất từ đầu mùa Shark Tank 4 đến giờ là thương vụ CEO Namaste Lê Quang Duy từ chối 1 triệu USD trên sóng truyền hình. Lê Quang Duy là founder giàu nhất lên gọi vốn trên Shark Tank, sau khi đã đầu tư 70 tỷ đồng vào công ty Namaste, là đơn vị tiên phong về đầu tư tổ hợp vui chơi – giải trí trên biển với 2 lĩnh vực chủ đạo: Đầu tư tổ hợp vui chơi giải trí trên biển và Khôi phục, bảo tồn và phát triển Công Viên San Hô, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "Công viên san hô đầu tiên tại Việt Nam".

Founder Lê Quang Duy đưa ra giá 1 triệu USD cho 7% cổ phần, định giá công ty hơn 300 tỷ. Đây là mức định giá cao nhất Shark Tank mùa 4. Tuy nhiên sau màn ngã giá căng thẳng với Shark Hưng và Shark Bình, khi Shark Bình đề nghị 1 triệu USD lấy 18% nhưng Lê Quang Duy muốn 15% và cuối cùng ra về khi từ chối cả 2 Shark.

Nhiều người cho rằng CEO Namaste "ngáo giá" nhưng bản thân anh cho rằng khi anh đầu tư vào Namaste, anh xứng đáng "lời gấp 3 số tiền đã đầu tư".

CEO Namaste từ chối 1 triệu USD của Shark Bình với tuyên bố chỉ nhân 3 tài sản: Nhưng số liệu có hoành tráng như công bố? - Ảnh 1.

Vậy Namaste có gì?

Mặc dù mới đi vào hoạt động từ năm 2017, tổ hợp vui chơi giải trí Seaworld Namaste hàng năm đón hơn 100.000 lượt khách đến trải nghiệm dịch vụ đi bộ dưới biển (Seawalker) và tham quan Công viên San Hô. 

Namaste còn đầu tư Tổ hợp vui chơi giải trí trên biển Nautilus Namaste với công suất lên đến 1000 khách ngày, mở rộng thêm các dịch vụ vui chơi khác như Dù lượn (Parasailing), Thuyền thúng đáy kính…

Namaste tuyên bố sẽ đầu tư vào du thuyền cao cấp Nautilus Namaste với tổng dự toán khoảng 4 triệu USD (gần 100 tỷ đồng). Du thuyền Nautilus Namaste được thiết kế như một tổ hợp vui chơi giải trí trên biển với nhiều loại hình dịch vụ: Tầng 1 thực hiện chức năng khu dịch vụ lặn biển, đi bộ dưới đáy biển (Seawalker) được rất nhiều du khách yêu thích. Du thuyền trang bị 42 thiết bị lặn với tổng số 60 huấn luyện viên phục vụ du khách. Tầng 2 làm sàn nhảy dù và đáp dù cho dịch vụ dù lượn trên biển gồm 5 cano cao tốc, với kỹ thuật hiện đại bậc nhất Việt Nam. Tầng 3 thiết kế quán bar view 360 độ để du khách thưởng ngoạn toàn cảnh của vùng biển Phú Quốc trong nhiều khoảnh khắc, check in sang chảnh giữa biển khơi và một không gian kiến trúc độc đáo. Ngoại vi của du thuyền là hệ thống cầu phao phục vụ khách tham quan check in và các môn dịch vụ vui chơi không kém phần hấp dẫn khác: thuyền thúng đáy kính tham quan rạn san hô, jeky, phao chuối...

Hiện du thuyền đã hoàn thành hơn 70% và dự kiến sẽ đưa vào phục vụ du khách từ Quý 4 năm 2021. Và đó là lý do anh đến với chương trình Shark Tank. 

Founder Namaste có "ngáo giá"?

Theo Tiến sĩ Ngô Công Trường – Nhà sáng lập và Giám đốc chuyên môn Công ty Tư vấn và Giáo dục John & Partners, trên thế giới, mô hình kinh doanh seawalker không mới, chỉ Việt Nam mình mới mới thôi. Tại Việt Nam, dịch vụ này đã có ở Nha Trang và Phú Quốc. Còn trên thế giới, nó đã rất phổ biến tại Úc, Maldives, Hawaii – Mỹ.

Bên cạnh đó, rào cản của mô hình này tại Việt Nam khá cao – nhất là về giá. Tại nước ngoài, bỏ ra 50 USD để trải nghiệm dịch vụ này không phải là vấn đề, còn ở Việt Nam bỏ ra 950.000 ngàn/người – tương đương 50 USD là cả một vấn đề, vì với số tiền đó du khách có nhiều sự lựa chọn thay thế hấp dẫn tương đương.

CEO Namaste từ chối 1 triệu USD của Shark Bình với tuyên bố chỉ nhân 3 tài sản: Nhưng số liệu có hoành tráng như công bố? - Ảnh 2.

Các loại hình dịch vụ của Namaste

Với Việt Nam, khi nói đến các môn thể thao sâu dưới nước, người ta nghĩ ngay đến môn lặn. Môn lặn có nhiều thể loại, trong đó có 3 loại chính: snorkeling – lặn với ống thở; diving – lặn với bình dưỡng khí và có thợ lặn đi kèm; seawalker – đi bộ và chân chạm dưới đáy biển.

Theo tiến sỹ Trường, Namaste hiện kinh doanh 3 loại hình dịch vụ: thứ nhất là seawalker, thứ hai là nuôi trồng san hô và thứ ba là du thuyền. Khi gom lại một doanh nghiệp thì mức độ việc quản lý có độ diversify – đa dạng và complication – phức tạp nhất định. Điều này đòi hỏi năng lực quản trị của lãnh đạo doanh nghiệp phải cao hơn mức trung bình thị trường. Thứ hai là dự án mới đang ở mặt chủ trương, từ chủ trương đến lúc cấp giấy phép còn rất lâu. Kinh doanh du thuyền không hề dễ, không liên quan đến việc seawalker và ngắm san hô.

Thứ ba là khi đối chiếu với mô hình tương tự ở Úc – một công ty nổi tiếng và kinh doanh lâu đời với 10 năm kinh nghiệm. Doanh thu mỗi năm của họ khoảng 5 triệu USD với giá vé 100 đô đến 200 đô Úc. Công ty này có khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới, doanh thu trung bình quy ra tiền Việt khoảng đâu đó trên dưới 100 tỷ đồng.

Quay về lại Namaste, Shark Bình cho rằng, định giá startup này khoảng 13 đến 14 lần. Doanh thu 100 tỷ, lợi nhuận khoảng 10 tỷ; mà định giá 14 lần thì khoảng 140 tỷ. Nên câu trả lời CEO Namaste có ‘ngáo giá’ hay không, đến đây hẳn mọi người đã trả lời được.

Tiến sỹ Trường cũng chỉ ra rằng Namaste đi gọi vốn ở thời điểm này có một số bất lợi. Trong mùa Covid ngành du lịch đang ít khách. Thứ hai là 90 tỷ anh Lê Quang Duy đang đi vay 20 tỷ, đầu tư 70 tỷ, nên các shark phải vào "gánh nợ" cùng. Điểm cộng là Lê Quang Duy là một người có uy tín trong ngành để có thể đi vay 20 tỷ.

Nên có thể nói, việc định giá ban đầu của CEO Namaste quá cao, còn Shark Hưng và Shark Bình trả giá và đề xuất đầu tư khá hợp lý.

Số liệu thật sự của Namaste thấp hơn nhiều so với công bố?

Founder Lê Quang Duy cho biết số vốn tự có (đã đầu tư là 70 tỷ đồng). Tuy nhiên theo số liệu của chúng tôi cập nhật mới nhất đến tháng 3/2020, hiện nay Namaste có 3 cổ đông chính là founder Lê Quang Duy nắm 69% cổ phần, bà Lê Thị Minh Thư nắm 24% cổ phần và cổ đông còn lại là Intracom của Shark Việt nắm 7% cổ phần. Vốn điều lệ công ty hiện tại ở mức 15 tỷ đồng trong đó founder Lê Quang Duy góp 10,35 tỷ.

Kết quả kinh doanh của Namaste cũng rất bèo bọt, hai năm gần nhất doanh thu của công ty đạt hơn 5 tỷ đồng, hai năm 2018 và 2019 lỗ lần lượt 800 triệu đồng và 1,9 tỷ đồng, đến năm 2020 có lãi 900 triệu đồng.

Trong khi lên Shark Tank, Lê Quang Duy cho biết, đến nay doanh nghiệp đã phục vụ hơn 30 ngàn du khách, mang về doanh thu 20 tỷ và lợi nhuận 4 tỷ. Doanh số trong 3 tháng gần nhất của Namaste là 8 tỷ, 1 năm được 30 tỷ, lợi nhuận khoảng 20%.

Shark Hưng tính toán bài toán tài chính nếu các Shark đầu tư vào theo định giá doanh nghiệp của startup: "1 năm được 30 tỷ, lợi nhuận được 6 tỷ. 10 năm là 60 tỷ, 50 năm mới được 300 tỷ. Nếu chiết khấu dòng tiền về hiện tại thì 100 năm mới thu về được cái mức giá trị doanh nghiệp bây giờ là 300 tỷ".

Như vậy, có một sự chênh lệch khá lớn giữa con số công bố trên truyền hình và số liệu thực tế của Namaste. 

So với mức đầu tư 90 tỷ đồng ban đầu (bao gồm 70 tỷ vốn tự có và 20 tỷ đi vay), nếu gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp, lợi suất mỗi năm thu về sẽ dao động từ 6-9 tỷ đồng/năm.

CEO Namaste từ chối 1 triệu USD của Shark Bình với tuyên bố chỉ nhân 3 tài sản: Nhưng số liệu có hoành tráng như công bố? - Ảnh 3.

Nhà sáng lập Namaste trải lòng sau khi từ chối 1 triệu USD của shark Bình, "tôi chỉ nhân 3 tài sản của mình với mô hình kinh doanh có rào cản nhập cuộc khó và dòng tiền đang dương nhưng các Shark định giá chưa bằng tài sản của tôi đầu tư nên tôi không thể chấp nhận mức giá mà các Shark đưa ra vì nó quá thiệt thòi cho tôi. Toàn bộ tài sản của tôi ở dưới đáy biển, mang lên để show ra thì quá hạn chế. Thị trường Phú Quốc có 3 triệu khách đến mà chỉ có mình tôi, mỗi năm có thể thu về 350 tỷ, có là điều tôi chưa kịp nói. Bản thân tôi và các cổ đông có thể lo được nhưng sứ mệnh quá lớn, đoạn đường tiếp theo nếu gặp người đủ duyên tôi sẽ mời họ đồng hành".


Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
9 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
8 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
8 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
7 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
6 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.