CEO Summit ngày thứ 2 tìm giải pháp những số phận bị bỏ lại sau sự phát triển

10/11/2017 04:05
CEO Summit 2017 vừa trải qua ngày làm việc dày đặc nhất xoay quanh những vấn đề nóng bỏng như việc làm, tăng cường kết nối và tự do hóa thương mại trong kỷ nguyên số và các biện pháp để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trong quá trình toàn cầu hóa.

Chia sẻ bên lề CEO Summit 2017, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh: “Việt Nam phải tham gia tiến trình toàn cầu hóa bởi nền kinh tế mở đồng nghĩa với những cơ hội phát triển”. Lấy ví dụ từ chính tập đoàn của mình, ông Bình cho biết doanh số toàn cầu của FPT hiện nay là 300 triệu USD và tăng trưởng với tốc độ 25-30% hàng năm nhờ toàn cầu hóa.

Xu thế tất yếu

FPT không phải doanh nghiệp duy nhất được hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa. Với rất nhiều người, toàn cầu hóa mang tới những cơ hội phát triển mạnh mẽ, thị trường rộng mở hay nguồn vốn và nhân công dồi dào. Tuy nhiên, vẫn còn những người bị bỏ lại phía sau sự phát triển khi trình độ của họ không đáp ứng được với đòi hỏi mới.

 Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói chuyện cùng đối tác Nhật Bản trong giờ giải lao Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) 2017.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói chuyện cùng đối tác Nhật Bản trong giờ giải lao Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) 2017.

“Toàn cầu hóa rõ ràng là chủ đề của hàng loạt những cuộc tranh luận. Tuy nhiên, theo những gì chúng ta được nghe tại hội nghị này và những gì chúng ta nhìn thấy trong cộng đồng doanh nghiệp, toàn cầu hóa sẽ tiếp diễn bởi lợi ích nó mang lại vô cùng mạnh mẽ”, ông Phil O'Reilly, phụ trách Ủy ban Cố vấn Kinh doanh và Công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết.

Lấy Việt Nam làm ví dụ, ông O'Reilly nhấn mạnh lợi ích của toàn cầu hóa có thể nhìn thấy được ở khắp nơi. Toàn cầu hóa mang đến cho người lao động ở những nước như Việt Nam công ăn việc làm tốt hơn và cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là điều không ai có thể chối cãi nhưng việc cần thiết là làm sao để đảm bảo mọi người đều được hưởng lợi từ quá trình đó.

“Chúng ta phải đảm bảo một hệ thống bảo trợ xã hội tốt, giáo dục và tái đào tạo kỹ năng để mọi người đều có cơ hội tham gia và gặt hái được thành quả của quá trình toàn cầu hóa”, ông O'Reilly nhấn mạnh.

Tại các phiên thảo luận trong ngày làm việc thứ 2 của CEO Summit, các diễn giả đã dành nhiều thời gian để thảo luận về tác động của công nghệ tới thị trường việc làm trong bối cảnh nhiều người lo ngại robot, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa sẽ cướp đi việc làm của con người, nhất là những lao động trình độ thấp.

Nhìn thẳng vào vấn đề, các diễn giả tham gia phiên thảo luận đều thừa nhận công nghệ sẽ làm mất đi nhiều việc làm nhưng cũng sẽ tạo ra nhiều việc làm khác và mở ra những cơ hội mới, trong đó điển hình như thương mại điện tử.

“Nó có thể làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu với việc bán hàng xuyên quốc gia cùng doanh thu hàng nghìn tỷ USD trong những năm tới”, ông Scott Price, Phó Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn WallMart International, chia sẻ.

 Ông Nathan Blecharczyk, quan chức cấp cao của công ty Airbnb.

Ông Nathan Blecharczyk, quan chức cấp cao của công ty Airbnb.

Ông Nathan Blecharczyk, quan chức cấp cao của công ty Airbnb chuyên hoạt động trong lĩnh vực chia sẻ chỗ ở, thì cho rằng công nghệ số có thể tác động mạnh mẽ tới ngành du lịch. Việc áp dụng công nghệ giúp các quốc gia có thể đón tiếp tối đa lượng khách du lịch, mang lại cho nền kinh tế nhiều tiền của thông qua việc phục vụ nhu cầu của du khách. Người dân cũng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ quá trình này.

Dương Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc tập đoàn Vingroup, chia sẻ trước đây bà cũng nghĩ rằng robot sẽ cướp đi việc làm của con người, nhưng thực ra công nghệ phát triển lại có thể tạo ra những ngành kinh doanh mới, tạo ra những cơ hội việc làm mới.

Lấy ví dụ ở chính tập đoàn Vingroup, bà Hoa cho biết hiện có 3 trong số 7 mảng kinh doanh của tập đoàn tận dụng công nghệ rõ ràng nhất là y tế, giáo dục và nông nghiệp. Máy móc nhập khẩu có thể giúp các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tốt hơn, trong khi Vingroup cũng ứng dụng nhiều công nghệ trong mảng nông nghiệp công nghệ cao. Bà cho biết Vingroup hi vọng trong 5 năm tới có thể áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa để phát triển nông nghiệp thông minh.

"Dù máy móc có thể khiến một vài cơ hội việc làm bị khép lại nhưng cũng có những cơ hội mới mở ra, như cần có người tạo ra robot, cần bộ phận kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng robot". Bà Hoa cũng nhấn mạnh chỉ những công việc đơn giản sẽ bị mất đi.

Bảo vệ những người bị bỏ lại

“Toàn cầu hoá là xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới và không gì có thể ngăn cản. Việc robot đang dần thay thế con người cũng vậy. Tuy nhiên muốn có robot phải có con người nghiên cứu, thử nghiệm và chế tạo ra chúng. Vì vậy, đây không phải vấn đề đáng lo ngại”, ông Guo Zhi Feng, CEO của Chicilon Media, tỏ ra lạc quan về tương lai.

Hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông quảng cáo tại Việt Nam, công ty của ông Feng được hưởng lợi nhiều từ quá trình toàn cầu hóa với tốc độ tăng trưởng trung bình lên tới 40%. Đây cũng là ngành hiếm hoi không chịu tác động tác động tiêu cực của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch hay bị đe dọa bởi nguy cơ robot cướp việc con người. Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng có được sự lạc quan như vậy.

 Ông Guo Zhi Feng, CEO của Chicilon Media.

Ông Guo Zhi Feng, CEO của Chicilon Media.

“Việc nổi lên của robot và tự động hóa cũng làm dấy lên nhiều quan ngại về việc làm sẽ biến mất. Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây là lúc chính phủ có những hành động và tìm ra giải pháp hợp lý để những người trẻ tuổi có thể thích ứng với sự thay đổi này”, ông Eric L.Schmidt, CEO EventBank, Mỹ, chia sẻ.

Ông L.Schmidt tin rằng viễn cảnh robot cướp việc con người chỉ có thể xảy ra trong khoảng 10 năm nữa. Ở giai đoạn chuyển tiếp, chính phủ Việt Nam nên có những bước chuẩn bị để đối phó, chẳng hạn như thay đổi các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp hơn với đòi hỏi mới hay tìm ra các giải pháp ứng phó và tạo những điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Trong khi đó, ông O'Reilly nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng những chính sách tốt để đảm bảo tính minh bạch và công bằng khi mở cửa thị trường. Khi ai đó mất việc làm, họ cần được bảo vệ bằng những chính sách phù hợp và thiết thực. Bên cạnh đó, họ cũng nên sớm tìm thấy một công việc khác.

“Điều tốt nhất mà các nhà lãnh đạo APEC có thể làm là đảm bảo rằng quá trình cải cách gắn liền với nền kinh tế, bao gồm cải thiện và tăng cường thương mại. Bằng cách đó, người dân có thể tìm được việc làm nhanh hơn nếu họ mất việc bởi toàn cầu hóa”, O'Reilly nói.

Giải bài toán nhân sự trong thời đại kỹ thuật số

Nâng cao kỹ năng và đảm bảo những kỹ năng đó hữu ích cho thế kỷ 21 là vấn đề then chốt để giải bài toán nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số. Đảm bảo những phụ nữ trẻ có thể tiếp cận khoa học kỹ thuạt hay toán học cũng vô cùng cần thiết bởi những kỹ năng này sẽ rất hữu dụng trong tương lai.

 Ông Phil OReilly, phụ trách Ủy ban Cố vấn Kinh doanh và Công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Ông Phil O'Reilly, phụ trách Ủy ban Cố vấn Kinh doanh và Công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Đảm bảo rằng những người trẻ tuổi có thể trau dồi kỹ năng để sẵn sàng thay đổi công việc hay giúp người lao động, dù là lớn tuổi, sở hữu kỹ năng số. Chỉ khi đạt được điều đó thì tương lai công việc mới được đảm bảo.

“Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi chúng ta không thay đổi hay tiếp tục đào tạo theo những kiểu cách cũ, những kỹ năng mà chúng ta không nhận ra nó đã quá lỗi thời trong một thế giới liên tục tiến lên. Tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ nhận ra điều đó”, ông O'Reilly nhấn mạnh.

Tin mới

Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
2 giờ trước
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa yêu cầu các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như, Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...
iPhone 16 ra mắt, người Nga ‘tậu’ máy mới bằng cách nào?
3 giờ trước
Lệnh cấm xuất khẩu của Apple liệu có khiến người Nga từ bỏ những chiếc điện thoại iPhone mới nhất?
Volkswagen Teramont giảm tới hơn 500 triệu tại đại lý: Xuống dưới mốc 2 tỷ, 'mềm' hơn giá thực tế của Explorer
4 giờ trước
Giá thực tế Volkswagen Teramont này đã ngang ngửa Ford Explorer song vẫn cao hơn niêm yết của Hyundai Palisade.
1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
4 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Thị trường ngày 21/9: Giá vàng vượt 2.600 USD, dầu, đồng và cà phê giảm
5 giờ trước
Giá vàng đã tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, trên 2.600 USD trong phiên thứ Sáu (20/9). Tuy nhiên, dầu giảm trong phiên này, cùng xu hướng với giá một số mặt hàng chủ chốt khác như đồng, cà phê…

Tin cùng chuyên mục

Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
5 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
Bán vé tàu Tết sớm, đường sắt 'nói không' với ghế phụ
6 giờ trước
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại cao của người dân trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, năm nay Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mở bán vé tàu Tết sớm hơn mọi năm, đặc biệt không bán ghế phụ hoặc ghế chuyển đổi.
Cận cảnh Hyundai Santa Fe bản Prestige: Giá 1,265 tỷ đồng, tiện nghi gần ngang bản full, dễ thành bản bán chạy
9 giờ trước
Hyundai Santa Fe bản Prestige chỉ thua bản cao cấp nhất về vận hành và một số ít trang bị tiện nghi.
Một mẫu iPhone 16 cháy hàng tại Việt Nam: Sếp một chuỗi đại lý tuyên bố giao trễ tặng luôn cọc, gần 20.000 máy được chốt đơn chỉ trong 1 đêm!
10 giờ trước
Nhiều mẫu iPhone 16 Pro Max nhanh chóng rơi vào tình trạng hết hàng chỉ sau ít phút mở đặt trước tại Việt Nam.