CEO toàn cầu lạc quan kỷ lục về triển vọng kinh tế, cùng thống nhất về 3 ngành sẽ phát triển mạnh nhất

23/01/2018 13:15
PricewaterhouseCoopers (PwC) vừa công bố kết quả cuộc Khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp toàn cầu lần thứ 21 tại Davos, Thụy Sĩ, bên lề Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Mức lạc quan cao nhất kể từ 2012 

Kết quả chính của việc khảo sát 1.300 CEO trên khắp thế giới cho thấy một sự lạc quan kỷ lục đang diễn ra, ít nhất là trong ngắn hạn.

Cụ thể, 57% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng sức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong 12 tháng tới. Như vậy, so với năm ngoái, tỷ lệ này đã gần gấp đôi (29%). Đây cũng là mức tăng lớn nhất kể từ cuộc khảo sát đầu tiên năm 2012.

Sự lạc quan về tăng trưởng toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi ở Mỹ (59%) sau một giai đoạn biến động xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (năm 2017 là 24%).

Brazil cũng cho thấy sự gia tăng lớn về tỷ lệ các CEO cho rằng mức tăng trưởng toàn cầu sẽ cải thiện (tăng 38% lên mức 80%). Ngay cả tại các nước kém lạc quan như Nhật Bản (năm 2018: 38%; năm 2017: 11%) và Vương quốc Anh (năm 2018: 36%; năm 2017: 17%), mức lạc quan về tăng trưởng toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm ngoái.

"Sự lạc quan của các CEO trong nền kinh tế toàn cầu là do các chỉ số kinh tế đang rất mạnh. Với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và GDP dự đoán sẽ tăng trưởng ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới, không có gì đáng ngạc nhiên khi các CEO lại lạc quan như vậy," ông Bob Moritz, Chủ tịch Toàn cầu của PwC cho biết.

Niềm tin vào tăng trưởng doanh thu ngắn hạn đang gia tăng

Tinh thần lạc quan trong nền kinh tế đang khiến cho các CEO tin tưởng hơn vào triển vọng của chính doanh nghiệp mình, ngay cả khi mức tăng trưởng không lớn. 42% các CEO nói rằng họ "rất lạc quan" vào triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong 12 tháng tới, cao hơn mức 38% năm ngoái.

Kết quả khảo sát có sự phân hóa khi tính theo quốc gia. Triển vọng đã được cải thiện ở một số thị trường trọng điểm như Australia (tăng 4% lên 46%) và Trung Quốc (tăng 4% lên 40%), nơi gia tăng tỷ lệ các CEO cho biết họ "rất lạc quan" về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong 12 tháng tới.

Ở Mỹ, sự lạc quan của các CEO đã hồi phục. Sau những căng thẳng xung quanh cuộc bầu cử năm ngoái, việc chính phủ mới tập trung vào thể chế và cải cách thuế đã thúc đẩy niềm tin vào triển vọng tăng trưởng kinh doanh trong năm tới - từ 39% năm 2017 lên 52% vào năm 2018. Và Bắc Mỹ là khu vực duy nhất nơi đa số các CEO đều "rất lạc quan" về triển vọng của họ trong 12 tháng tới.

Tại Vương quốc Anh, nơi các cuộc đàm phán Brexit mới chỉ tiến triển đáng kể trong thời gian gần đây, thì sự sụt giảm về mức độ lạc quan của các lãnh đạo doanh nghiệp về triển vọng trong ngắn hạn là không đáng ngạc nhiên (năm 2018: 34%; năm 2017: 41%).

Ba ngành có triển vọng cao nhất trong năm nay là Công nghệ theo đó, 48% CEO cho biết họ rất tự tin; Dịch vụ kinh doanh (46%) và Dược phẩm - Khoa học đời sống (46%) - tất cả đều vượt tỷ lệ trung bình của toàn cầu (42%).

Các chiến lược tăng trưởng vẫn không thay đổi so với cuộc khảo sát năm ngoái – các CEO sẽ dựa vào tăng trưởng hữu cơ (79%), giảm chi phí (62%), liên minh chiến lược (49%) và M&A (42%). Có một sự gia tăng nhỏ về mối quan tâm đến việc hợp tác với các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp (năm 2018: 33%; năm 2017: 28%).

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
24 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
36 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
10 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
19 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.