CEO VCCorp: "Mạng xã hội Lotus không cạnh tranh trực tiếp với Facebook, sẽ có chỗ đứng riêng"

09/09/2019 15:55
"Mạng xã hội Lotus không sinh ra để đánh bại ai, không chọn thị trường ngách mà đi thẳng vào thị trường trọng tâm là nội dung, đáp ứng tất cả các lớp người dùng khác nhau", CEO VCCorp Nguyễn Thế Tân chia sẻ trong buổi họp báo ra mắt mạng xã hội của người Việt Lotus.

Ngày 9/9/2019, CTCP VCCorp họp báo ra mắt mạng xã hội của người Việt, do người Việt thiết kế mang tên Lotus. Kể từ hôm nay người dùng sẽ tải được apps và đăng ký tài khoản trước. Lễ ra mắt chính thức mạng xã hội Lotus sẽ diễn ra vào ngày 16/9/2019, giai đoạn này Lotus sẽ phát hành bản dùng thử (open beta) trong 3-6 tháng.

Mạng xã hội Lotus: Mỗi người dùng là một "nghệ nhân" sáng tạo nội dung

Nếu Facebook ban đầu được lập ra để kết nối mọi người với nhau, chia sẻ suy nghĩ trên mạng xã hội thì Lotus ra đời dưới góc độ nền tảng phân phối nội dung của người sử dụng tạo ra tới tay các độc giả.

Người dùng không kết bạn mà "quan tâm, follow, làm fan nguồn thông tin", kết nối với nội dung, các chủ đề cần quan tâm và các mối quan tâm.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp kiêm Tổng giám đốc Lotus, mạng xã hội Lotus là một sản phẩm 100% được thiết kế và xây dựng bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ người Việt, lấy nội dung làm trọng tâm (content is king).

CEO VCCorp: Mạng xã hội Lotus không cạnh tranh trực tiếp với Facebook, sẽ có chỗ đứng riêng - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc VCCorp kiêm Tổng giám đốc mạng xã hội Lotus. Ảnh: Tuấn Mark

Các thuật toán chú trọng vào việc cung cấp nội dung phù hợp với từng cá nhân và các cá nhân liên quan và qua đó mức độ hiển thị lên new feeds sẽ tập trung hơn nhiều so với Facebook hiện tại. Hệ thống trí tuệ nhân tạo và học máy giúp xử lý trên 5 tỷ bản ghi/ngày nhằm phục vụ cho việc gợi ý nội dung đúng nhu cầu người xem.

Trên Lotus, mọi người đều có thể trở thành nhà sáng tạo nội dung. Mỗi Nghệ nhân sẽ có cơ hội mang được nội dung giá trị của mình đến với nhóm độc giả của mình. Người dùng sẽ được tiếp cận các nội dung chuyên sâu tạo ra bởi các nghệ nhân này.

Trong giai đoạn ra mắt để có nội dung ban đầu tốt, Lotus đã hợp tác với hơn 500 nhà sáng tạo nội dung trong 20 lĩnh vực khác nhau (Giáo dục, kinh tế, nhiếp ảnh, viết truyện, blog, vlog, lifestyle, giải trí, âm nhạc, marketing;..) và trên 30 nguồn chính luận (VTV, Tuổi trẻ, Lao động, Thanh niên, Dân trí, Trung ương Đoàn, Quân đội nhân dân..).

Người dùng sẽ được "giải phóng sức sáng tạo" với gần 50 fomat đa dạng như Video giải trí, blog, hình ảnh, video nhanh, tạp chí, nhạc, sách giúp truyền tải các loại nội dung khác nhau.

CEO VCCorp: Mạng xã hội Lotus không cạnh tranh trực tiếp với Facebook, sẽ có chỗ đứng riêng - Ảnh 2.

Token - hệ thống hỗ trợ năng lượng tích cực

Một điểm khác biệt của mạng xã hội Lotus đó là đơn vị Token - một đơn vị phản ánh năng lượng nội dung. Token không phải là tiền ảo, không mua bán được bằng tiền và hoạt động theo nguyên lý "bản vị nội dung", tức là phát sinh theo mức độ tiêu thụ và tương tác nội dung cho các user.

Càng nhiều nội dung được viết ra thì càng nhiều token được sinh ra. Người dùng cổ vũ, khích lệ nội dung của user khác thông qua token.

Theo ông Nguyễn Thế Tân, token như tài sản ảo và có thể chuyển sang nguồn tích cực. Người dùng sẽ sử dụng tonken như một công cụ cổ vũ nguồn nội dung tích cực hơn, từ đó tác động tích cực hơn đến môi trường mạng.

Token và doanh thu từ mạng xã hội là hai khái niệm độc lập. Token là đơn vị năng lượng nội dung còn doanh thu phát sinh từ lượt view quảng cáo, khi có nhiều người theo dõi, người dùng có thể được trả tiền chia sẻ doanh thu quảng cáo. Trong khi token để điều chỉnh quan hệ nội dung bên trong hệ thống, ví dụ: có nhiều token để cổ vũ người khác hoặc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình (hỗ trợ quảng cáo). Việc sử dụng token vẫn đang được phát triển.

Nguồn thu của Lotus từ đâu?

Hiện nay mảng quảng cáo admicro của VCCorp đang tiếp cận tới 10.000 nhà quảng cáo, tất cả các ngân hàng lớn, hệ thống công nghệ quảng cáo đẳng cấp thế giới, 300 chuyên viên tư vấn và bán hàng sẽ đảm bảo cho các nhà sáng tạo nội dung trên lotus có nguồn thu từ quảng cáo ngay lập tức.

Ví dụ khi viết post, viết blog, up album ảnh cũng tạo ra được doanh thu nội dung.

Hiển thị quảng cáo trúng đích: Trong 10 mili giây chọn được chính xác trong 1 trong 10 nghìn quảng cáo để đưa tới 1 trong 10 triệu người dùng phù hợp.

Doanh nghiệp có thể tham gia quảng bá và bán hàng trên nền tảng và các công cụ mà Lotus hỗ trợ. Bên cạnh đó, Lotus xây dựng môi trường marketing cho DN, chuyển đổi số trong lĩnh vực marketing và giao tiếp khách hàng thông qua công nghệ MarTech.

Cạnh tranh thời gian của người sử dụng mạng

Khi phóng viên hỏi về sự ra đời của Lotus có cạnh tranh trực tiếp với Facebook, ông Nguyễn Thế Tân cho rằng nếu có cạnh tranh thì Lotus chỉ cạnh tranh về thời gian sử dụng của người dùng còn về mặt bản chất mạng khác nhau, nên Lotus sẽ có chỗ đứng riêng của nó.

"Mạng xã hội Lotus không sinh ra để đánh bại ai, không chọn thị trường ngách mà đi thẳng vào thị trường trọng tâm là nội dung, đáp ứng tất cả các lớp người dùng khác nhau".

"Lotus sẽ tạo ra nội dung hay hơn chuyên nghiệp hơn, giống như trường hợp K+ bỏ số tiền rất lớn mua giải bóng đá Anh, giúp K+ chiếm vị trí lớn trong lĩnh vực truyền hình trả tiền hay như việc mọi người đến các rạp phim để xem phim bom tấn".

Coi trọng vấn đề bảo vệ bản quyền

Một trong các thắc mắc được đưa ra tại buổi họp báo sáng nay đó là việc Lotus sẽ bảo vệ bản quyền nội dung như thế nào. Ví dụ như trong trường hợp người đi đường có up video tai nạn và các tòa soạn sử dụng lại thì việc chi trả quyền lợi cho họ ra sao. Tổng giám đốc VCCorp khẳng định Lotus coi trọng vấn đề bảo vệ bản quyền một cách nghiêm túc, có cơ chế content ID có thể phát hiện trong trường hợp người khác sử dụng bản quyền của mình.

"Chúng tôi khẳng định không cầm cơ sở dữ liệu đi bán cho bên thứ ba, chúng tôi quan tâm và tôn trọng bảo vệ dữ liệu người dùng để khỏi bị tấn công".

Lotus cũng dùng chung một thuật toán để hiển thị nội dung một cách công bằng cho tất cả các bên.

Trong trường hợp với người bán hàng online, mạng xã hội này sẽ có công cụ hỗ trợ tốt để họ có doanh thu tốt hơn. Với các nội dung xấu, độc, Lotus có công cụ chặn các nội dung độc hại, tùy mức độ như gỡ ngay lập tức, che đi hoặc cảnh báo người dùng. Tuy nhiên Lotus không có nhiệm vụ đi xác minh tin giả, nếu tin sai sự thật sẽ bị đẩy ra khỏi hệ thống, bị ẩn hoặc hạn chế tiếp cận, tăng cường nguồn thông tin chính thống, nguồn thông tin trực tiếp...

CEO VCCorp: Mạng xã hội Lotus không cạnh tranh trực tiếp với Facebook, sẽ có chỗ đứng riêng - Ảnh 3.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
6 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
5 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.