CEO Việt gỡ nút thắt khi làm việc từ xa, đề cao niềm tin vượt "bão" Covid-19

03/04/2020 20:47
Làm việc từ xa trở thành giải pháp của doanh nghiệp trong thời chống dịch Covid-19, nhưng để vận hành trơn tru cần sự chủ động, tính kỷ luật và niềm tin vượt khó khăn của toàn hệ thống.

Trong giai đoạn dịch Covid-19 khiến cho giải pháp làm việc từ xa trở nên phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp. Tuy vậy, giải pháp này sẽ cần nhìn nhận ra sao và văn hóa làm việc từ xa như thế nào để đảm bảo hiệu quả công việc tốt là một vấn đề khiến không ít doanh nghiệp đau đầu.

Talkshow "Làm từ xa – đẩy lùi corona" của cộng đồng chuyển đổi số diễn ra ngày 2/4, với diễn giả là CEO của nhiều doanh nghiệp đã đưa ra nhiều quan điểm xác đáng về vấn đề này.

Theo CEO DesignBold Hùng Đinh, nhiều doanh nghiệp coi yếu tố về công cụ khi làm việc từ xa như gọi điện video hay công cụ chat là quan trọng nhất. Tuy nhiên, anh vị CEO cho rằng, cần hiểu làm việc từ xa không đơn thuần là hay đổi hình thức trao đổi công việc mà còn là triết lý quản trị của chủ doanh nghiệp cũng như thói quen, thái độ của đội nhân viên khi làm việc.

"Thông thường, mọi người online nói chuyện với nhau nhưng xét về hiệu quả cuối cùng thì lại nằm ở vấn đề tư duy công việc. Có thể hàng ngày, doanh nghiệp vẫn duy trì quy trình checkin – checkout, giữ liên lạc bằng chat hay gọi video nhưng quan điểm làm việc phải thay đổi.

Dù rằng mỗi người sẽ làm việc trong một môi trường xáo trộn, thay đổi, đôi khi là vướng bận việc gia đình hay con cái, thiếu thiết bị làm việc, nhưng nếu như chúng ta quan điểm rằng phải hoàn thành công việc thì hiệu quả làm việc từ xa mới tốt.

Ví dụ như khi trục trặc máy tính hoặc việc gia đình mất 2 tiếng buổi sáng thì chúng ta phải bù đắp thời gian đó vào khung giờ khác", CEO DesignBold bày tỏ quan điểm.

Anh cũng lưu ý, khi làm việc từ xa thì mỗi người làm việc ở địa điểm, môi trường thậm chí múi giờ khác nhau, vậy nên nếu doanh nghiệp chọn hình thức làm việc này thì phải chú ý đến các yếu tố này để công việc thực sự hiệu quả.

 CEO Việt gỡ nút thắt khi làm việc từ xa, đề cao niềm tin vượt bão Covid-19 - Ảnh 1.

CEO DesignBold Hùng Đinh.

Đề cao tính cam kết về thời gian cụ thể để hoàn thành công việc được giao, CEO Novaon Nguyễn Minh Quý cho rằng, dù làm việc ở nhà hay công ty nếu thì tính cam kết về deadline, uy tín, đặt việc cần hoàn thành nhiệm vụ nào đó cùng với nhau đặt lên hàng đầu là vô cùng quan trọng nếu không hiệu quả làm việc từ xa sẽ giảm.

Dẫn câu chuyện Novaon đã triển khai làm online từ xa cho 70% nhân sự, ông Minh Quý cho hay, có khá nhiều thời điểm thú vị như có nhân sự công ty đang họp khi cạnh đó có con đang học hoặc thi thoảng xuất hiện các yếu tố ảnh hưởng, nhưng nếu vẫn giữ được cam kết ban đầu, đặt hoàn thành mục tiêu lên đầu tiên thì những điều ảnh hưởng đó có thể giải quyết.

Bên cạnh đó, ông Minh Quý cho rằng, một trong những vấn đề mà làm việc từ xa có thể gặp phải đó là việc giao tiếp, trao đổi thông tin không được đầy đủ. Vì thế cần luôn luôn giữ được nhịp thông tin, nếu không hiểu cần hỏi ngay, trao đổi minh bạch thông tin để hiệu quả cuối cùng không ảnh hưởng.

 CEO Việt gỡ nút thắt khi làm việc từ xa, đề cao niềm tin vượt bão Covid-19 - Ảnh 2.

Diễn giả Phạm Kim Hùng - CEO Base.vn

Đứng trên góc độ nhìn nhận khác, ông Phạm Kim Hùng - Founder & CEO Base.vn cho rằng, làm việc từ xa đang là tình huống đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng trước hết mỗi người phải có cái nhìn chính xác về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải.

"Đây là lúc doanh nghiệp gần như không có lựa chọn, mọi người cần xác định tâm thế như vậy. Nếu có thì có lẽ đã không phải chọn cách làm việc từ xa. Nếu không làm đủ tốt những nhiệm vụ của hiện tại thì tương lai công ty rất khó phát triển", ông Hùng nhấn mạnh.

Có 3 điểm về văn hóa làm việc từ xa cần được làm rõ ràng bao gồm sự chủ động, kỷ luật và niềm tin. Trong đó, doanh nghiệp tin người lao động cùng cố gắng nhiều hơn trước kia. Ngược lại, chính nhân viên cũng tin tưởng, trong tình huống khó khăn, khi mọi người cùng cố gắng sẽ có cơ hội cùng phát triển.

Vị CEO quan tâm nhiều hơn về vấn đề kết nối tinh thần hơn là quy tắc khi làm việc từ xa. Tinh thần của doanh nghiệp như thế nào? Nhân viên có thực sự hiểu được khó khăn của doanh nghiệp và chia sẻ hay không và đứng trước lựa chọn làm việc từ xa thật tốt và cùng cố gắng hay là mọi thứ không được như vậy và tình huống có thể tệ hơn mới là điều quan trọng.

Chuyển đổi online là gì ?

Chuyển đổi online hay còn gọi là chuyển đổi số có thể hiểu là một phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm hiện đại hóa hệ sinh thái công nghệ, quy trình và chiến lược hoạt động của một tổ chức, nhờ tận dụng những tiến bộ mới nhất trong đám mây, di động, phân tích và trải nghiệm người dùng để tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng khi làm việc và tương tác với khách hàng. Việc chuyển đổi như vậy có thể bao gồm các hệ thống doanh nghiệp, ứng dụng khách hàng hoặc cả hai.

Theo nghiên cứu của IDC, chuyển đổi kỹ thuật số chiếm hơn 40% tổng chi tiêu CNTT và dự kiến sẽ đạt 2 nghìn tỷ đô la vào cuối năm tới. Trong đó bao gồm việc áp dụng tất cả các công nghệ số khác nhau, từ đám mây, an ninh mạng cho đến trí tuệ nhân tạo (AI). Điều này dẫn đến tổng doanh thu và lợi nhuận cao hơn cho các công ty. Mục tiêu cơ bản của chuyển đổi số là gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ số dẫn đến tăng trưởng doanh thu.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, chuyển đổi online càng khẳng định được tầm quan trọng của mình. Đọc thêm vai trò kinh tế của chuyển đổi online tại đây .

 CEO Việt gỡ nút thắt khi làm việc từ xa, đề cao niềm tin vượt bão Covid-19 - Ảnh 4.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.