CEO Vietjet Air: "Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình"

28/12/2018 06:48
5 năm gắn bó với ngành hàng không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã tạo ra một xu hướng bay mới cho thị trường Việt Nam. Sự thành công của Vietjet Air cũng đưa bà tới vị thế nữ tỷ phú đầu tiên của Việt...
 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 1.

"Trước khi Vietjet tham gia thị trường, chỉ có 1% dân số được tiếp cận với phương tiện được cho là xa xỉ và chỉ dành cho người giàu này. Chúng tôi đã có quyết định rất đột phá là hướng tới những đối tượng chưa đi máy bay bao giờ, thậm chí chưa biết chữ và chưa bao giờ bước chân ra khỏi làng quê của mình".

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Phương Thảo khi nói về khởi đầu của Vietjet Air trong bài phỏng vấn chuyên đề với giáo sư của đại học Harvard vào tháng 12/2017. Lúc đó, Harvard đánh giá bà là nhân vật truyền cảm hứng trong việc góp phần tạo dựng nên những thị trường cạnh tranh và sôi động trên thế giới. Bài phỏng vấn sau đó được dùng làm tài liệu giảng dạy tại trường đại học danh tiếng này.

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 2.

Thực tế, trước khi tạo ra một hãng bay có xu hướng "bình dân hóa", bà Thảo cũng đã định "xa xỉ hóa" đứa con của mình khi muốn lập hãng hàng không 5 sao vào những năm cuối thập niên 2000. Tuy nhiên, hiện thực khắc nghiệt vì kinh tế thế giới chìm trong khủng hoảng, thị trường nặng định kiến với hàng không tư nhân, hạ tầng, chính sách hàng không la liệt bất cập đã khiến dự định này không thành.

Thêm vào đó, sự đổ vỡ trong việc tìm kiếm liên minh hàng không với ông trùm hàng không giá rẻ châu Á là AirAsia đã khiến bà phải tự lực phát triển hãng bay của riêng mình, vượt qua những hạn chế về chính sách cũng như thói quen của người dân.

Quay trở lại thời điểm năm 2011, khi Vietjet Air cất cánh lần đầu tiên, những đánh giá về tham vọng của bà Thảo lại tiêu cực hơn nhiều. Người phụ nữ này phải đối diện với nhiều nghi ngờ, từ mô hình kinh doanh, hình ảnh hãng bay và cả phong cách truyền thông với bikini – điều chưa từng xảy ra ở Việt Nam.

Những thách thức tiếp theo đến từ thị trường vì đa số khách hàng mục tiêu của hãng chưa bao giờ đi máy bay. Để thay đổi, bà Thảo tạo nên hình ảnh Vietjet Air gần gũi hơn, xây dựng giá vé rẻ với nhiều chương trình "bán vé 0 đồng" và đưa vào nhiều công nghệ nhằm tiếp cận khách hàng địa phương.

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 3.

Thời điểm Vietjet Air ra đời, các đối tác, khách hàng và môi trường IT ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Thị trường còn quen với cách thức mua vé và thanh toán truyền thống thông qua đại lý, thay vì qua internet. Vietjet Air đã phải mang từ châu Mỹ về một giải pháp công nghệ nhằm xử lý vấn đề đơn giản hóa các thủ tục mua vé, thanh toán và check-in trên internet, ki-ốt tự động và thiết bị di động.

"Điều mà tôi học được từ những giáo sư của mình, là biến những điều phức tạp thành đơn giản bởi chỉ có sự giản dị vĩ đại nhất mới có khả năng lan tỏa mạnh mẽ nhất". Kết quả, 30% khách hàng của Vietjet Air là những người lần đầu tiên đi máy bay, và thị phần của hãng tăng nhanh từ 5% (năm 2011) lên mức 43% (năm 2017).

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 4.

Thành công từ khi còn trẻ, gây dựng được đế chế kinh doanh đáng ngạc nhiên ở Việt Nam, nhưng bà Thảo là người khá kín tiếng với giới truyền thông trong nước. Với các ký giả nước ngoài, nữ tỷ phú có phần cởi mở hơn, nhất là trong giai đoạn trước và sau khi Vietjet Air lên sàn chứng khoán Việt Nam.

Trong những bài phỏng vấn của mình, phụ nữ nhỏ nhắn với nụ cười ngọt ngào này tập trung nói về việc làm thế nào để biến Vietjet Air trở thành hãng hàng không số 1 Việt Nam và tăng trưởng tốt, thay vì nhắc tới những đối thủ cạnh tranh. Vốn là một cử nhân kinh tế và tài chính ở Liên Xô, lại từng trải qua nhiều năm tháng giữ vai trò lãnh đạo trong các ngân hàng, bà Thảo có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề tài chính ở Vietjet Air, nhất là khi hàng không vốn là ngành ngốn nhiều tiền của.

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 5.

Năm 2017, bà Thảo cho biết chi phí vận hành của Vietjet Air (không bao gồm xăng dầu) là 2,23 USD/ASK (đơn vị cung ứng ghế-km), là mức thấp nhất trên thế giới nhờ tính toán và quản lý chi tiết và hiệu quả về tất cả các loại chi phí, từ nhiên liệu đến tàu bay và dịch vụ mặt đất, sử dụng vùng trời, cất cánh và hạ cánh, mỗi tàu bay nên làm việc bao nhiêu giờ mỗi ngày và cần được bảo trì như thế nào...

Các con số trên báo cáo tài chính của Vietjet Air phần nào đó chứng minh thành công của bà Thảo. Tính đến hết quý III/2018, hãng đạt doanh thu gần 33.934 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.681 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2017.

Cuối quý III/2018, tạp chí Airfinance cũng xếp Vietjet Air vào top 22 hãng hàng không tốt nhất thế giới, dựa trên những đánh giá tình trạng hoạt động và sức khỏe tài chính của công ty này. Lúc này, những con số của Vietjet Air xếp trên nhiều hãng hàng không danh tiếng như Qatar Airways, ANA, Air France, Delta Air Lines, Indigo, Air Asia…

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 6.

Tốc độ của Vietjet Air khiến các đối tác và thậm chí đối thủ của hãng cũng phải thay đổi để có kết quả tích cực hơn. Theo đánh giá của bà Thảo, lợi nhuận của Vietnam Airlines từ mức gần như bằng 0 đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng, "do họ buộc phải thay đổi theo Vietjet Air - buộc phải tăng cường áp dụng công nghệ, ưu tiên quản lý tài chính, quản lý tàu bay một cách khoa học và tiên tiến".

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 7.

Tháng 11/2018, Tổng thống Singapore Halimah Yacob và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Robert Yap trao cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo hai giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam ghi nhận sự đóng góp của bà trong vai trò người đứng đầu hàng không Vietjet vào sự phát triển và thịnh vượng của khu vực, thế giới.

Đến tháng 12, Forbes gọi tên nữ doanh nhân của Vietjet Air trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái. Bloomberg cũng đánh giá bà là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018, bên cạnh những nhân vật toàn cầu như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống Nam Phi...

Kể từ khi lọt vào danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2016, bà Thảo hiếm khi vắng mặt trong các bảng xếp hạng lãnh đạo và doanh nhân nổi bật toàn cầu. Thế nhưng, thứ hạng trên các bảng xếp hạng và sự cân đo đong đếm tài sản của Forbes dường như không mấy ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống riêng của mình.

Bà nhận mình đã quen với guồng công việc có khi kéo dài tới 21 tiếng mỗi ngày trong suốt 30 năm và luôn bỏ danh tiếng tỷ phú bên ngoài phòng làm việc cũng như ngưỡng cửa nhà, cũng như chưa bao giờ quan tâm mình kiếm được bao nhiêu tiền.

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 8.

"Mọi người hỏi tôi làm thế nào để có thời gian cho mọi việc, và câu trả lời của tôi là hãy có cách nhìn lãng mạn về các vấn đề, cùng với sự lạc quan và óc hài hước, bởi vì sự nghiệp của một doanh nhân vốn chẳng bao giờ êm ả, và những thách thức chỉ có thể vượt qua nhờ tinh thần và thái độ như thế".

John Leahy, Tổng giám đốc Thương mại toàn cầu của Airbus, từng nhận xét: CEO Vietjet là "người phụ nữ có bàn tay sắt bọc nhung" bởi sự cứng rắn bên trong vẻ ngoài mềm mỏng mỗi khi đàm phán hợp đồng. Thế nhưng, trong cảm nhận của bà Thảo, thứ "quyền lực" mà bà có, hay là thứ "quyền lực" mà Forbes vinh danh bà, lại đến từ sự dịu dàng, bao dung, đức hi sinh của người phụ nữ mà bà đã được dạy trong những tháng năm tuổi thơ ấm êm bên gia đình ở Hà Nội.

"Tôi tin rằng, tôi cũng như bất cứ người phụ nữ Á Đông nào đều đã được dạy đức sự hy sinh, sự quan tâm, chăm sóc tỉ mỉ, tính dịu dàng, bao dung, cho đi mà không đòi hỏi, nghĩ về những người khác trước khi nghĩ về mình, và mang những đức tính ấy vào công việc của mình…

Ngoài ra, nếu bạn càng ít mong đợi từ những người khác, bạn sẽ càng hạnh phúc khi nhận được điều gì đó ngay lúc bạn không ngờ tới nhất".

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 9.

Vượt trên những tín hiệu tích cực về tài chính và thành công về thương hiệu cá nhân của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo, "đứa con" của bà lại không có một năm thuận lợi về truyền thông và hoạt động bay.

Được xây dựng với mục tiêu trở thành một hãng hàng không "quốc dân", nhưng hãng giá rẻ này lại sớm nổi tiếng bởi rất nhiều biệt danh gây tranh cãi. Truyền thông quốc tế và trong nước vẫn hay gọi Vietjet là "hãng hàng không bikini", trong khi một bộ phận khách hàng coi đây là "Delay Airlines". Thực tế, Vietjet Air là đơn vị có số lượng chuyến bay khởi hành không đúng giờ cao nhất, chiếm tới 17% chỉ trong 6 tháng đầu năm.

Nguyên nhân chủ yếu của kỷ lục này đến từ việc tàu bay của hãng thường về muộn. Với các chuyên gia trong ngành, việc có đội bay không phải là lớn, lại khai thác nhiều khung giờ, khiến thời gian quay đầu của máy bay Vietjet Air rất ngắn.

"Chỉ một vấn đề từ chuyến bay trước, có thể dẫn tới hiệu ứng domino trong các chuyến bay cùng ngày sau đó, thậm chí là sang cả ngày hôm sau. Thời gian quay đầu càng ngắn, ảnh hưởng dây chuyền càng dễ xảy ra", một chuyên gia nhận xét.

 CEO Vietjet Air: Tất cả thành tựu tôi đạt được đều nhờ vào tuổi thơ êm ấm bên gia đình - Ảnh 10.

Năm 2018 cũng là thời điểm Vietjet Air phủ sóng rộng khắp các mặt báo vì hàng loạt sự cố. Từ lời khen tặng "nhanh nhạy và hỗ trợ đúng lúc", khán giả nước nhà lại có cái nhìn thiếu thiện cảm với hãng bay trong sự kiện đón đội tuyển U23 từ Thường Châu về nước trong tháng 1/2018 vì màn chào đón bằng bikini gây tranh cãi.

Câu chuyện một lần nữa khiến Vietjet Air "dính" phạt từ cơ quan quản lý, và gợi lại một phần của vấn đề vẫn gây tranh cãi kể từ khi hãng bay này ra đời: Định hướng PR liệu có quá phản cảm?

Ngoài các sự cố báo động giả diễn ra liên tiếp trong tháng 10, 11 và 12/2018 khiến máy bay phải quay đầu, những ngày cuối năm 2018, vận đen vẫn đeo bám Vietjet Air khi hãng ghi nhận liên tiếp hai sự cố khai thác nghiêm trọng.

Đầu tháng 11, một máy bay của hãng đáp xuống sân bay Buôn Mê Thuột trong tình trạng văng bánh trước, cày đường bay bằng càng trước suốt chiều dài 60-70m. 6 hành khách bị thương, sân bay mất 8 tiếng xử lý sự cố, và tổ lái bị đình chỉ trong khi chờ kết luận cuối cùng.

Cuối tháng 12, máy bay Vietjet trong lúc quay đầu đã đáp nhầm vào đường băng chưa đưa vào khai thác ở Cam Ranh. Tổ bay bị đình chỉ, Vietjet Air bị dừng tăng chuyến để rà soát đánh giá lại vấn đề khai thác, đồng thời chịu "giám sát đặc biệt" tại 4 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh và Đà Nẵng. Đây cũng là lần thứ hai hãng bay này rơi vào diện bị "giám sát đặc biệt", kể từ lần chuyến bay đến Đà Lạt nhưng đáp sân bay Cam Ranh vào tháng 6/2014.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.