Chân dung 'cánh tay phải' của tỷ phú giàu nhất châu Á, người kiến tạo 'cơn mưa' 13 tỷ USD ồ ạt dội vào đế chế Reliance Industries

13/06/2020 09:08
Đây là người kiến tạo ra "cơn mưa" 13 tỷ USD ồ ạt dội vào đế chế của tỷ phú giàu nhất châu Á.

Không có chức danh hào nhoáng nào, cũng chẳng nổi tiếng, nhưng Manoj Modi là một trong những người quyền lực nhất trong đế chế Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani - người đàn ông giàu nhất châu Á.

Kín tiếng và hầu như không xuất hiện trước công chúng nhưng những người trong giới kinh doanh ở Ấn Độ luôn xem Manoj Modi là cánh tay phải của tỷ phú Ambani. Ông đóng vai trò chủ chốt trong thương vụ 5,7 tỷ USD giữa Reliance Industries và Facebook hồi tháng 4 vừa qua, là người trực tiếp hỗ trợ Ambani và các con của ông đàm phán với đại gia mạng xã hội này.

Sau khi Ambani chuyển trọng tâm kinh doanh của công ty từ hóa dầu sang Internet, Modi được coi là người có tiếng nói rất quyền lực. Khoản đầu tư của Facebook vào Jio Platforms đã mở đầu cho hàng loạt thương vụ tương tự từ các quỹ đầu tư cổ phần tư nhân. Tổng cộng, Jio đã nhận được 13 tỷ USD, thu hút sự chú ý đặc biệt của Thung lũng Silicon.

Modi năm nay đã ngoài 60 tuổi, và dĩ nhiên không liên quan gì đến Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, dù trùng họ. Ông hiếm khi nhận trả lời phỏng vấn và chuyện đời tư lại càng ít người biết. Dù vậy, ông là minh chứng cho thấy những người kín tiếng, gắn bó lâu năm với các đế chế kinh doanh tại Ấn Độ có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến mức nào.

Chân dung cánh tay phải của tỷ phú giàu nhất châu Á, người kiến tạo cơn mưa 13 tỷ USD ồ ạt dội vào đế chế Reliance Industries - Ảnh 1.

Mukesh Ambani (trái) và Manoj Modi trong một sự kiện. Ảnh: John Chambers

"Giới kinh doanh đều biết Ambani và Modi rất thân thiết. Họ cùng nhau thúc đẩy đàm phán và thực hiện những điều nhỏ nhất", Vani Kola - Giám đốc Kalaari Capital Partners cho biết. Kola là người đã thuyết phục Modi xuất hiện trong một cuộc họp hiếm hoi năm ngoái.

Modi hiện là Giám đốc Reliance Retail và Reliance Jio Infocomm (thuộc Jio Platforms). Tại sự kiện của Kola, ông vẫn rất khiêm tốn khi nói về các kỹ năng của mình.

"Tôi không thực sự đàm phán. Tôi không hiểu chiến lược đâu. Trên thực tế, mọi người trong công ty đều biết tôi thậm chí còn chẳng có tầm nhìn", ông nói. Khi mô tả về vai trò của mình, ông cho biết: "Tôi làm việc với nhân sự trong công ty, đào tạo, kèm cặp và hướng dẫn họ về cách làm việc. Nguyên tắc ở Reliance rất đơn giản: Trừ phi mọi người đều kiếm được tiền khi làm việc với chúng tôi, nếu không, bạn sẽ không thể kinh doanh bền vững".

Trong các cuộc phỏng vấn, gần chục lãnh đạo trong ngành công nghệ từng làm việc với Reliance cho biết Modi nổi tiếng là người đàm phán cứng rắn để đem về lợi ích cho công ty. Khi thỏa thuận với các startup, ông thường đứng sau điều khiển, bằng cách hướng dẫn các lãnh đạo nên thúc đẩy đàm phán đến mức độ nào để thành công.

Dù gần đây, Reliance mới thu hút sự chú ý bằng các thương vụ lớn, họ đã bắt đầu làn sóng mua lại các công ty nhỏ hơn từ vài năm trước, để gây dựng nền tảng trong các ngành công nghiệp mới, từ trí tuệ nhân tạo đến khối chuỗi. Họ muốn tạo ra một công ty kỹ thuật số với quyền lực trải rộng từ bán lẻ trực tuyến đến giải trí và thanh toán trên Internet.

Modi là người có tiếng nói lớn trong tất cả các thương vụ và thường cuộc gặp với ông cũng là tín hiệu thương vụ được chấp thuận, một số lãnh đạo startup cho biết. "Ông ấy có quyền lực trong công ty không chỉ vì sự trung thành, mà còn nhờ trí tuệ, sự sắc sảo và kỹ năng đàm phán", G. R. Gopinath - nhà sáng lập hãng bay giá rẻ Air Deccan cho biết. Họ đã bán cổ phần cho Reliance năm 2010. "Dù không được đào tạo tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ, ông ấy vẫn có sự suy luận sắc bén và tầm nhìn hiếm hoi trong việc nắm bắt công nghệ hiện đại ở Ấn Độ", ông nói.

Qua nhiều năm, Modi dần nổi tiếng với vai trò người thực thi và giám sát các dự án lớn. Ông khai phá mảnh đất mới cho Reliance khi đưa mảng bán lẻ của hãng đến các thành phố nhỏ hơn, đồng thời giúp Reliance trở thành hãng bán lẻ lớn nhất Ấn Độ. Tuy nhiên, viễn thông mới thực sự giúp Modi tạo ra dấu ấn của riêng mình.

Kỹ năng đàm phán của ông thể hiện rất rõ khi Reliance Jio ra mắt dịch vụ di động 2016 và gây dựng mạng lưới cáp quang. Một trong những người tham gia đàm phán đã kể về một lần các đối tác bán hàng được gọi lên trụ sở để nói chuyện. Miếng mồi được tung ra trước mặt họ là quy mô khổng lồ của dự án. Tuy nhiên, họ không biết rằng cùng lúc đó, hàng loạt nhóm hoạt động của Reliance cũng thảo luận đồng thời với Modi trong các phòng riêng để nhận hướng dẫn về việc đàm phán.

Sau khi hạ gục các đối thủ, Jio trở thành nhà mạng lớn nhất Ấn Độ với gần 400 triệu người dùng. Họ cũng ngày càng quan trọng với các công ty toàn cầu như Facebook và WhatsApp, nhờ là cửa ngõ tiến vào nền kinh tế kỹ thuật số và hệ sinh thái thương mại điện tử tại Ấn Độ.

Modi còn một kỹ năng đặc biệt khác, là làm việc với các lãnh đạo cấp cao trong Reliance, như Anshuman Thakur - Giám đốc chiến lược của Reliance Jio Infocomm. Thakur từng làm việc trong ngân hàng và đóng vai trò chủ chốt trong các thương vụ cũng như các cuộc họp báo của công ty. Một khi Ambani đồng ý với thương vụ, Thakur sẽ chịu trách nhiệm cấu trúc thỏa thuận.

Vài tuần gần đây, danh sách nhà đầu tư của Jio có nhiều cái tên lớn, như KKR & Co., Silver Lake Partners, Vista Equity Partners và General Atlantic. Tuy nhiên, đại dịch đang khiến Ấn Độ tiến gần suy thoái kinh tế. Điều này đồng nghĩa Modi và Ambani sẽ phải điều chỉnh lại chiến lược để tăng doanh thu trực tuyến khi tiêu dùng chậm lại.

Trong khi đó, giá dầu lao dốc đang gây bất ổn cho việc đàm phán bán 15 tỷ USD cổ phần trong mảng dầu - hóa chất của Reliance Industries cho Saudi Aramco. Họ cần bán số cổ phần này để trả bớt khối nợ lên tới hơn 20 tỷ USD hồi tháng 3 năm ngoái. Reliance gần đây cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra.

Còn với Jio Platforms, kế hoạch mở rộng sang giai đoạn mới vẫn chưa được công bố. Cả Modi và Ambani có lẽ đã thống nhất cùng giữ bí mật. "Vì sao phải nói nhiều khi anh có thể chứng minh năng lực trên chiến trường?", Kola giải thích.

Theo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
29 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
16 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
41 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
33 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.