Chân dung đại gia dầu khí gây thiệt hại cho SCB hơn 850 tỷ trong đại án Vạn Thịnh Phát

04/01/2024 11:58
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Dầu khí Đông Phương được xác định là một trong những mắt xích quan trọng trong đại án Vạn Thịnh Phát. Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, ông Nguyễn Thanh Tùng gây thiệt hại cho SCB hơn 850 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Dầu khí Đông Phương cấu kết với bà chủ Vạn Thịnh Phát  

Trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, Viện KSND Tối cao truy tố ông Nguyễn Thanh Tùng ,  Chủ tịch HĐQT và Đào Chí Kiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dầu khí Đông Phương (Dầu khí Đông Phương ) vì bị cáo buộc có hành vi “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Vụ án Vạn Thịnh Phát bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố ngày 17/10/2022, song đến ngày 3/11/2023, các bị can Nguyễn Thanh Tùng và Đào Chí Kiên mới bị bắt giữ, với cáo buộc giúp sức bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan , rút tiền của Ngân hàng SCB trái pháp luật.

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng qua hơn 1.000 công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát và các công ty đi mượn, bằng thủ đoạn lập hồ sơ vay vốn khống.

Bên cạnh các công ty “ma”, bà chủ Vạn Thịnh Phát còn nhờ đến các doanh nghiệp lớn như Công ty Dầu khí Đông Phương .

Theo cơ quan công tố, Công ty Dầu khí Đông Phương có quan hệ vay vốn tại SCB. Quá trình đó, thông qua Trương Khánh Hoàng - quyền Tổng Giám đốc SCB, Nguyễn Thanh Tùng có quen biết với Trương Mỹ Lan .

Tháng 5/2022, để tiếp tục rút tiền từ SCB, Trương Mỹ Lan đã thoả thuận với Nguyễn Thanh Tùng về việc sử dụng các công ty trong nhóm của ông này đứng tên, tạo lập hồ sơ vay vốn của nhà băng này, để cùng sử dụng vào các mục đích khác nhau.

Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trần Thị Mỹ Dung - Phó Tổng Giám đốc SCB phối hợp với Nguyễn Thanh Tùng lập hồ sơ vay vốn và tài sản đảm bảo do mình đưa vào.

Thực hiện thoả thuận, Nguyễn Thanh Tùng chỉ đạo Đào Chí Kiên và các đối tượng khác trong nhóm đưa thông tin 35 công ty cho nhân viên SCB lập 37 hồ sơ vay vốn, với tổng số tiền hơn 1.720 tỷ đồng.

Trong đó Nguyễn Thanh Tùng và Đào Chí Kiên trực tiếp quản lý và chuyển thông tin 11 công ty cho nhân viên SCB lập 11 hồ sơ vay vốn, giải ngân 443,6 tỷ đồng cho Tùng sử dụng vào việc nộp thuế của Công ty Phương Đông. Đến ngày 17/10/2022, 11 khoản vay này còn tổng dư nợ là hơn 446 tỷ đồng.

“Nguyễn Thanh Tùng đã câu kết với Trương Mỹ Lan , chỉ đạo Đào Chí Kiên thực hiện các hành vi sai phạm, tạo lập hồ sơ vay vốn khống, trái quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng, rút 1.720,9 tỷ đồng từ Ngân hàng SCB để Lan và Tùng sử dụng”, cáo trạng quy kết.

Song, theo cơ quan công tố, Nguyễn Thanh Tùng và Đào Chí Kiên không biết rõ mục đích chiếm đoạt và việc sử dụng tiền của Trương Mỹ Lan , nên đã khởi tố Nguyễn Thanh Tùng và Đào Chí Kiên về tội danh trên là có căn cứ.

Viện Kiểm sát cáo buộc, Nguyễn Thanh Tùng gây thiệt hại cho SCB hơn 850 tỷ đồng; Đào Chí Kiên là hơn 356 tỷ đồng.

Hệ sinh thái "khủng" của Chủ tịch HĐQT Dầu khí Đông Phương Nguyễn Thanh Tùng

Dữ liệu Dân Việt cho thấy, ông Nguyễn Thanh Tùng (SN 24/03/1982) là kỹ sư nông nghiệp, có địa chỉ thường trú tại đường Đặng Dung, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, TP.Hà Nội.

Giai đoạn 2006 - 2011, ông Tùng công tác tại Quản lý dự án Tập đoàn Dầu khí Petonas. Đến 2012 - 2014, ông là đại diện tại Việt Nam Công ty InterChem Pte Ltd. Đến năm 2015, ông Tùng là Giám đốc Công ty TNHH InterChem Việt Nam. Đến 6/2016, ông là thành viên HĐQT Công ty CP Landmark Holding.

Tại Công ty Dầu Khí Đông Phương, dữ liệu cho thấy tại thay đổi ngày 7/12/2017, ông Nguyễn Thanh Tùng trở thành đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc Công ty.

Tại thay đổi 6/3/2020 ông Trần Thanh Tùng (SN 1986) - Tổng giám đốc cùng ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch HĐQT cùng là đại diện tại Dầu khí Đông Phương . Đến 25/11/2022, ông Huỳnh Trần Hồng Hải (SN 1982) kiêm Tổng Giám đốc trở thành đại diện pháp luật thay ông Đào Chí Kiên (SN 1988) và ông Nguyễn Thanh Tùng .

Dữ liệu Dân Việt cho thấy, ông Nguyễn Thanh Tùng hiện còn là đại diện tại nhiều pháp nhân khác như Công ty TNHH Đô Thị Sing Việt, CTY CP Tập đoàn Phát triển năng lượng Việt Nam, Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Pearland, Công ty TNHH Green Technology Vina...

Về Công ty TNHH Đô Thị Sing Việt (thành lập ngày 10/3/2008) có trụ sở chính tại số 1119 đường Trần Hưng Đạo, phường 05, quận 5, TP.HCM. Vốn điều lệ tại 30/5/2022 đạt 808 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Phát triển năng lượng Việt Nam (thành lập ngày 29/10/2020), trụ sở chính tại đường Điện Biên Phủ, phường 17, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ngành nghề hoạt động chính là sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế. Vốn điều lệ khi thành lập đạt 100 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm: ông Trần Thanh Tùng góp 15%, Khương Trung Thủy góp 15%, ông Nguyễn Thanh Tùng góp 70%.

Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Pearland (thành lập ngày 14/1/2019) ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ tại 21/7/2023 ở mức 100 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Thanh Tùng góp 70%, cổ đông Lê Hồng Ngọc góp 30%. Tại Công ty này ông Tùng là đại diện kiêm Giám đốc.

Tại Công ty TNHH Green Technology Vina (thành lập ngày 2/6/2021) ngành nghề chính là buôn bán đồ dùng khác cho gia đình. Vốn điều lệ khi thành lập đạt 50 tỷ đồng, cổ đông sáng lập không được tiết lộ.

Tiềm lực Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương

Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương thành lập ngày 20/12/2010, trụ sở chính tại Khu công nghiệp Hưng Phú 2A, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Ngành nghề chính là sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Tại thay đổi 19/9/2018, Công ty tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng, lên 250 tỷ đồng. Tại thời điểm này, ông Nguyễn Thanh Tùng giữ vai trò đại diện kiêm Tổng giám đốc Công ty.

Đến 20/3/2019, Dầu khí Đông Phương tiếp tục tăng vốn lên 310 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập không được tiết lộ. Chỉ sau một tháng tiếp theo, Công ty tăng vốn lên 430 tỷ đồng.

Đến tháng 11/2021, Dầu Khí Đông Phương tăng vốn thêm 200 tỷ đồng lên 630 tỷ đồng.

Năm 2012, Nhà máy Pha chế xăng dầu Đông Phương được khởi công với tổng số vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng, công xuất thiết kế 130.000 MT/năm sản xuất ra các sản phẩm xăng, dầu, LPG, dung môi …

Từ năm 2018, Dầu khí Đông Phương ghi nhận nợ 108 tỷ đồng tiền thuế, sang năm 2019 số nợ tăng lên 115 tỷ đồng. Đến năm 2020, Công ty nợ thuế lên tới 630 tỷ đồng và đến thời điểm tháng 6/2021 số tiền nợ thuế tăng lên gần 1.000 tỷ đồng.

Vào tháng 11/2023, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) đã có loạt thông báo về việc bàn giao tài sản nhà máy của Dầu khí Đông Phương .

Theo BIDV, trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, Dầu khí Đông Phương vi phạm nghĩa vụ trả nợ. BIDV đã nhiều lần đôn đốc, tạo điều kiện trả nợ, tuy nhiên Dầu khí Đông Phương vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ và khoản vay đã bị quá hạn từ năm 2019.

Tính đến ngày 7/11/2023, dư nợ của khoản vay của Dầu khí Đông Phương lên tới 1.190 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 783,67 tỷ và nợ lãi 406,6 tỷ đồng.

Vì vậy, BIDV quyết định thu hồi loạt tài sản bảo đảm cho khoản nợ trên của Dầu khí Đông Phương gồm: Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với 11.207 m2 đất tại Lô BB1, Khu công nghiệp BMC – Hưng Phú 2A, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ; Xe ô tô Toyota Fortuner; Toàn bộ tài sản là Nhà máy pha chế xăng dầu Đông Phương tại Khu công nghiệp BMC – Hưng Phú 2A, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

BIDV cũng xử lý tài sản bảo đảm của ông Nguyễn Thanh Tùng để xử lý thu hồi cho khoản nợ của Dầu khí Đông Phương gồm: Quyền sử dụng 1.635 m2 đất và tài sản gắn liền với đất của ông Nguyễn Thanh Tùng tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TPHCM; Quyền sử dụng 6.259 m2 đất và tài sản gắn liền với đất của ông Nguyễn Thanh Tùng tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TPHCM.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
2 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
3 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
3 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
3 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
3 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
2 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
02/04/2025 10:38
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
02/04/2025 03:27
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.