Tập đoàn bất động sản Evergrande hiện đang phải đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, tương đương 83% tổng tài sản mà không có khả năng thanh toán. Nhiều chuyên gia nhận định nếu doanh nghiệp này vỡ nợ, một cuộc khủng hoảng tương tự năm 2008 có thể diễn ra khi khiến bong bóng bất động sản trị giá 19,3 nghìn tỷ USD ở Trung Quốc xì hơi..
Vậy chuyện gì đang diễn ra?
1. Hình thành
Nhà sáng lập Hui Ka Yan đã xây dựng nên Evergrande (tên cũ là Hengda Group) vào năm 1996 tại Guangzhou và mở rộng sang thị trường bất động sản bằng nguồn vốn vay. Hiện Evergrande đang sở hữu hơn 1.300 dự án ở hơn 280 thành phố.
Công ty này không chỉ hoạt động trong mảng bất động sản mà còn mở rộng sang nhiều ngành nghề khác như xe điện, Internet, truyền thông, công viên giải trí, bóng đá, thực phẩm, giải khát...
Tập đoàn này báo cáo lợi nhuận 30,1 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 4,7 tỷ USD năm 2020, thấp hơn so với năm trước đó.
2. Bán tháo tài sản
Tập đoàn Evergrande được mệnh danh là hãng bất động sản nợ nhiều nhất thế giới bắt đầu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán từ năm 2020. Công ty đã phải gửi đơn kêu cứu đến chính quyền địa phương Guangdong với lời cảnh báo sự phá sản của họ có thể tác động sâu rộng đến nhiều ngành.
Tình hình hiện trở nên nghiêm trọng hơn khi mới đây một nhóm nhà đầu tư đòi Evergrande thanh toán khoản tín dụng 13 tỷ USD.
Câu hỏi liệu chính phủ có cứu Evergrande không vẫn bỏ ngỏ nhưng kể cả có thoát khoản nợ đáo hạn 13 tỷ USD lần này, công ty này vẫn còn nhiều khoản tín dụng đến hạn khác.
Tập đoàn Evergrande hiện đang đặt mục tiêu thanh toán một nửa trong số 100 tỷ USD nợ đáo hạn bằng phương án bán bớt tài sản và cổ phiếu từ nay đến giữa năm 2023.
Theo số liệu của BNP Paribas, công ty này đang sở hữu khoảng 80 tỷ USD cổ phiếu của những hãng ngoài ngành bất động sản.
Evergrande còn khoản trái phiếu đáo hạn 7,4 tỷ USD vào năm 2022
4. Tội đồ "xe điện"
Các chuyên gia cho rằng việc Evergrande vay nợ quá nhiều khi thị trường phát triển để rồi gặp khó lúc chính phủ siết chặt quản lý nợ đã tạo nên tình trạng này. Ngoài ra chiến lược kinh doanh đa ngành không hiệu quả cũng khiến Evergrande chịu tổn thương nặng. Ví dụ mảng xe điện đã khiến tập đoàn lỗ tới 740 triệu USD trong nửa đầu năm 2021.
Trước tình hình khó khăn, Evergrande đã gom được khoảng 8 tỷ USD tính đến tháng 8/2021 nhờ việc bán cổ phần hãng xe điện HengTen, một công ty bất động sản ở Hangzhou và một ngân hàng. Công ty hiện đang tính đến chuyện bán nốt mảng du lịch và nước giải khát.
Dẫu vậy các chuyên gia cho rằng nhiều thương vụ sẽ chẳng thể hoàn thành cho đến tận năm 2022 trong khi nợ đáo hạn đang liên tục đến gần. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã tuyên bố khả năng Evergrande vỡ nợ đang cận kề trong khi nhiều tổ chức khác cũng liên tục hạ mức xếp hạng của tập đoàn này.
5. Thời hạn
Hãng tin Bloomberg cho biết thời gian của Evergrande là không còn nhiều khi họ phải thanh toán 669 triệu USD lãi vay vào cuối năm nay. Tệ hơn, khoảng 615 triệu USD trong số đó là nợ lãi trái phiếu bằng đồng USD, nghĩa là Evergrande phải thanh toán bằng ngoại tệ.
Vào tháng 3/2021, Evergrande sẽ phải thanh toán tiếp 2 tỷ USD trái phiếu đáo hạn và tiếp đó là 1,45 tỷ USD vào tháng 4/2021.
Evergrande có khoản lãi 669 triệu USD phải thanh toán trong năm nay
6. Liệu chính phủ có cứu?
Theo hãng tin Bloomberg, chính quyền địa phương và một số công ty quốc doanh có thể vào giải cứu Evergrande hoặc buộc tập đoàn này phải tái cơ cấu lại.
Chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các cơ quan tại tỉnh Guangdong lên kế hoạch giải quyết nợ của Evergrande, bao gồm việc tìm kiếm những người mua lại tài sản của hãng này.
Vào tháng 9/2021 vừa qua, các cơ quan chức năng đã ký một quyết định cho phép Evergrande đàm phán giãn nợ với các ngân hàng và chủ nợ, mở đường cho những khoản bồi thường và cứu trợ khác.
Theo một số chuyên gia, việc Evergrande có mối liên hệ mật thiết về vốn với tập đoàn Anbang Group và HNA Group khiến chính phủ Trung Quốc không thể không cứu bởi việc phá sản có thể gây nên sự sụp đổ dây truyền.
*Nguồn: Bloomberg