Chân dung gia tộc đứng sau siêu thị BigC và bí quyết lạ lùng để tránh đấu đá nội bộ trong gia đình

20/09/2020 18:11
Nhà Chirathivat là gia tộc giàu thứ 3 ở Thái Lan, với tài sản ước tính đạt 15,3 tỷ USD theo Forbes.

Khi một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tới thăm Thái Lan hồi tháng 8/2017, ông được chào đón bằng thảm đỏ tại khu trung tâm mua sắm Central Ladprao của tập đoàn Central Group ở thủ đô Bangkok.

Chào đón ông là các thành viên của gia tộc Chirathivat – gia tộc sáng lập tập đoàn.  CEO Tos Chirathivat luôn miệng nói về ý định đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, thị trường nước ngoài lớn nhất của tập đoàn.

Tos cũng giới thiệu với vị khách mời người con trai nhỏ tuổi nhất. Cậu bé vừa tốt nghiệp 1 đại học ở Mỹ và sẽ gia nhập tập đoàn, tham gia vào mảng kinh doanh trực tuyến. "Thằng bé không biết nhiều về bán lẻ nhưng biết rất nhiều về công nghệ. Đó là đặc điểm của thế hệ trẻ", Tos chia sẻ với Nikkei Asian Review.

Mở rộng ra thị trường quốc tế và thương mại điện tử cũng là 2 thách thức lớn mà Tos – cháu trai của nhà sáng lập tập đoàn Tiang Chirathivat đang phải đối mặt trong bối cảnh bán lẻ truyền thống tăng trưởng chậm lại.

Gốc gác Trung Quốc

Giống như nhiều gia tộc kinh doanh khác ở Thái Lan, nhà Chirathivats có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhà sáng lập Tiang đã di cư từ đảo Hải Nam tới Bangkok vào năm 1925. Trong khi nhiều người nhập cư gốc Hoa khác chọn khởi nghiệp ở Chinatown, ông lại quyết định mở cửa hàng đầu tiên ở Thonburi, khu ngoại ô được ngăn cách với trung tâm thủ đô Bangkok bởi con sông Chao Phraya.

Cửa hàng của ông nằm gần 1 ngôi đền lớn được xây dựng bởi hoàng gia, vì thế Tiang bán các đồ ăn, thức uống giải khát và cung cấp bãi đỗ thuyền cho du khách.

Năm 1947, ông chuyển đến 1 địa điểm gần khách sạn Mandarin Oriental và cùng với người con trai lớn nhất, Samrit, mở 1 cửa hàng tại đây. Năm 1956, gia đình mở cửa hàng đầu tiên ở khu Chinatown.

Ngày nay, tập đoàn 70 năm tuổi đã trở thành một trong những cái tên thống trị ngành bán lẻ ở Thái Lan, với hơn 60 cửa hàng bách hóa và trung tâm thương mại. Ngoài ra tập đoàn Central còn kinh doanh khoảng 5.000 nhà hàng và khách sạn.

Năm 2016, tập đoàn đạt doanh thu hơn 332 tỷ baht (tương đương 10 tỷ USD), tăng 17% so với 1 năm trước đó và khẳng định vị thế nhà bán lẻ lớn nhất Thái Lan. Đối thủ gần nhất của Central là The Mall Group (đứng sau những trung tâm mua sắm như  Siam Paragon và Emporium) với doanh thu đạt khoảng 50 tỷ baht. Central Group cũng có quy mô lớn hơn các đối thủ trong khu vực như  SM Investments của Philippines.

Chân dung gia tộc đứng sau siêu thị BigC và bí quyết lạ lùng để tránh đấu đá nội bộ trong gia đình - Ảnh 1.

Các mảng kinh doanh chính của Central Group

Nhà Chirathivat là gia tộc giàu thứ 3 ở Thái Lan, với tài sản ước tính đạt 15,3 tỷ USD theo Forbes.

Sự lớn mạnh của Central Group được hậu thuẫn bởi nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh, tầng lớp trung lưu lớn mạnh đi kèm với nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa bùng nổ. Tập đoàn đã xây dựng các trung tâm mua sắm và siêu thị ở những địa điểm cạnh tranh với nguồn cung sản phẩm rất đa dạng. Tuy nhiên dân số Thái Lan cũng đang bắt đầu già hóa nhanh hơn các nước láng giềng, trong khi người Thái cũng có xu hướng ra nước ngoài chi tiêu. Đó là thách thức mà Central đang phải đối mặt.

"Hiện nay có quá nhiều thứ tác động tới ngành bán lẻ", Tos nói. Các siêu thị chiếm khoảng 40% doanh thu của tập đoàn, nhưng tính tổng thị trường bán lẻ thì con số lớn hơn rất nhiều, ý ông muốn ám chỉ các trung tâm mua sắm, cửa hàng giảm giá và các cửa hàng đặc biệt của Central.

Năm nay 52 tuổi, Tos là con út trong gia đình, tốt nghiệp ngành tài chính ĐH Columbia và ban đầu đã muốn trở thành 1 nhân viên ngân hàng đầu tư. Ông từng có 1 năm làm việc cho Citibank ở Thái Lan những vào năm 1994 đã quyết định trở về gia đình và chính ông là người cho ra mắt chuỗi siêu thị BigC.

Ông cũng đứng sau các chiến dịch mở rộng ra vùng nông thôn (hiện đang đóng góp khoảng một nửa doanh thu bán lẻ của tập đoàn), mặc dù chiến lược tương tự được triển khai ở Trung Quốc không thành công bằng.

Tham vọng kinh doanh trực tuyến

Đối lập với những kinh nghiệm dạn dày về ngành bán lẻ truyền thống, Tos tỏ ra kém tự tin hơn về khả năng của bản thân trong mảng kinh doanh trực tuyến. "Thương mại điện tử là thứ quá mới mẻ đối với tôi nhưng đó cũng là tương lai. Tôi vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch triển khai cũng như làm sao để mang lại tăng trưởng ở mảng này, nhưng có thể dễ dàng nhận ra ở bất cứ nơi đâu thương mại điện tử cũng đang mang lại những giá trị không thể tin nổi".

Áp lực đang ngày càng lớn. Mặc dù thị trường thương mại điện tử Thái Lan vẫn còn khá nhỏ và chưa xuất hiện ông lớn như Alibaba ở Trung Quốc hay Amazon ở Mỹ, tốc độ tăng trưởng là đáng kinh ngạc. Amazon đã tiến vào Singapore, trong khi Alibaba đầu tư vào Lazada để tiếp cận thị trường Đông Nam Á.

Để ứng phó, từ năm 2016 tập đoàn đã tuyển dụng những lãnh đạo cấp cao là người ngoài. Nicolo Galante, người gốc Ý từng là cố vấn tại McKinsey và đã cải tạo đáng kể mảng kinh doanh trực tuyến của một số tập đoàn bán lẻ ở châu Âu, được bổ nhiệm làm COO. Ông bắt đầu những cải cách nhỏ như bổ sung thêm kênh mua sắm trực tuyến và thu hút nhân tài.  

Central còn tuyển những cựu nhân viên ngân hàng để cung cấp những nghiệp vụ tài chính cần thiết để hỗ trợ mảng thương mại điện tử. Yol Phokasub, cựu lãnh đạo của Siam Commercial Bank, được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp cao. Cựu thống đốc NHTW Thái Lan Prasarn Trairatvorakul được mời làm cố vấn.

Bí quyết để gia tộc hòa thuận

Dẫu vậy, Central vẫn được coi là một trong những tập đoàn mang đậm tính gia đình trị nhất ở Thái Lan, điển hình như nếu so sánh với CP Group. Tất cả 15 thành viên ban giám đốc đều là người trong gia đình. Hầu hết các công ty thành viên đều là công ty tư nhân, trong khi hầu hết các tài sản chủ chốt của CP đều đã lên sàn.

Central cũng có quy định khá ngặt nghèo khi mọi quyết định bổ nhiệm lãnh đạo đều phải có sự đồng ý của ít nhất 75% thành viên trong 1 ủy ban gia đình. Và gia tộc Chirathivat có "nguồn nhân lực" khá dồi dào: nhà sáng lập Tiang có tổng cộng 26 con với 3 bà vợ. Tổng cộng gia tộc có 220 con cháu, trong đó có 51 người đang tham gia vào việc kinh doanh của gia đình.

Samrit Chirathivat, con trai của nhà sáng lập và là người xây dựng những nền móng đầu tiên của mảng bán lẻ, cho rằng bí quyết để các thành viên trong gia đình luôn gắn kết và không đấu đá nhau chính là hãy sống cùng nhau. Ông cho xây 1 ngôi nhà ở Bangkok – nơi ở của gần 50 người nhà Chirathivats thuộc 3 thế hệ. Và các thành viên của gia đình cũng chủ yếu tập trung tại 3 khu nhà lớn ở Bangkok.

Để tránh đấu đá nội bộ, tập đoàn luôn tuân theo 1 kế hoạch kế nhiệm mà trong đó bao gồm cả các thành viên trong gia đình và người ngoài. Tos thừa nhận công ty sẽ lớn nhanh hơn con người, do đó để tiếp tục lớn mạnh thì cần có cả sự tham gia của người ngoài để tập đoàn phát triển hơn.

Mở rộng ra thị trường nước ngoài cũng là 1 vấn đề khác mà Central phải giải quyết để tăng trưởng tốt hơn. Xét về gốc gác gia tộc, Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu nhưng không may là kết quả thu được ở thị trường này không quá khả quan. Năm 2011, Central mở 3 cửa hàng bách hóa ở tỉnh Chiết Giang nhưng đến năm 2015 đã phải đóng cửa toàn bộ do sự cạnh tranh quá khốc liệt từ các đối thủ trong nước. "Trung Quốc là thị trường quá lớn và quá khó", Tos nói.

Trong khi đó Việt Nam – thị trường gần hơn về mặt địa lý và người tiêu dùng ở đây cũng có thị hiếu tương tự người Thái – mang về nhiều thành công hơn. Tính đến năm 2017, tập đoàn đang vận hành hơn 30 trung tâm mua sắm, các siêu thị Big C và 2 cửa hàng bách hóa tại Việt Nam với tổng doanh thu vào khoảng 1 triệu USD.

Tham khảo Nikkei 

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
59 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
46 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
11 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.